TRANG CHỦ » THUỐC PHIẾN NAM BẮC » CÁC VỊ THUỐC VẦN Đ
VỊ THUỐC ĐÔNG QUỲ TỬ 冬 葵 子
TÊN GỌI KHÁC: Quỳ tử, Hoạt quỳ tử, Hoạt thái...
TÊN KHOA HỌC: Malva verticillata L

-MTDL: Đông quỳ tử dùng hạt. Nên chọn hạt già chắc mẫy có hình thận, một đầu hơi nhọn, lép, hơi lõm xuống, dài chừng hơn 3,2mm, mặt ngoài biểu hiện màu nâu, nhân của hạt trắng, có nhiều dầu. Ngày dùng: 6 - 15g. Toàn cây 9g - 30g. Cần phân biệt với hạt Vông Vang và cây Huỳnh ma có nơi thay cho Đông quỳ tử là không đúng.

-XXDL: Đông quỳ tử chưa thấy trồng và khai thác ở Việt Nam, vẫn được nhập từ Trung Quốc.

-TVQK: Vị ngọt, tính hàn. Vào kinh Tiểu trường và Đại trường.

-CDCT:Nhuận táo, hoạt trường, lợi đại tiểu tiện, thông lâm, lợi sữa.Chủ trị: Trị phù thũng, táo bón, sữa không thôngthúc đẻ (giúp sản phụ dễ sinh) vv...

 THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

PHƯƠNG THUỐC  ĐÔNG QUỲ TỬ CHỦ TRỊ:

   - Trị sỏi đường tiểu (thạch lâm), tiểu đau buốt: Du bạch bì 40g, Đông quỳ tử 40g, Mộc thông 40g, Thạch nam điệp 40g, Thạch vi (bỏ lông) 40g. Tán bột, mỗi lần dùng 4g, uống với nước Hành sắc. Tác dụng: Lợi thủy, thông lâm. (Quỳ Tử tán – Tiểu Nhi Vệ Sinh Tổng Vi Luận).

   - Trị tiểu khó, tiểu đau (viêm tiết niệu): Quỳ tử, Cam thảo, Cù mạch, Mộc thông, Sơn chi tử, Tang bạch bì, Xa tiền tử, Xích phục linh. Lượng bằng nhau. Tán bột, mỗi lần uống 4g với nước Hành sắc, uống ấm, lúc đói. Tác dụng: Lợi thủy, thông lâm. (Quỳ Tử Tán II– Tực Chỉ Tiểu Nhi Phương).

   - Trị có thai mà người sốt, tiêu tiểu không thông: Đông quỳ tử 6g, Hoạt thạch 12g. Tán nhỏ sắc uống. Tác dụng: An thai, trừ nhiệt. (Quỳ Tử Thang – Ngoại Đài Bí Thế).

   - Trị nhiệt tâm, tiểu ít, tiểu buốt: Bạch truật 20g, Quỳ tử 20g, Thạch vi 40g, Trạch tả 40g, Xích linh 40g. Tán bột, mỗi lần dùng 12g, hoặc liều vừa phải. Sắc uống ấm. Tác dụng: Thanh lợi thấp nhiệt, thông lâm, chỉ thống. (Quỳ Tử Thang II – Kê Phong Phổ tế Phương).

PHẦN THAM KHẢO:

   - Đông quỳ tử tính hàn chất hoạt, là thuốc nhuận hạ lợi khiếu, có thể thông lợi được đại tiểu tiện, lại có thể thúc sữa ra, tiêu sưng tấy. Công năng thông sữa của Đông quỳ tử giống với Mộc thông, Thông thảo. Chẳng hạn như đái nhiều, ỉa phân lỏng thì không dùng được. (Trung Dược Học Giảng Nghĩa).

   - Có nơi hái lá dùng chữa mạn sản, viêm nhiễm đường tiết niệu, phong nhiệt sinh ho. Rễ dùng chữa thiếu sữa. Ở Trung Quốc và Ấn Độ, lá và thân non dùng làm rau ăn với các thức ăn khác xem như là lợi tiêu hoá và thường dùng cho phụ nữ sắp sinh đẻ.

KIÊNG KỴ: Phụ nữ mang thai mà không có phù thũng thì không nên uống.

Dongyminhphuc.com

Chia sẻ
Lương y: Minh Phúc / Sách Thảo Dược Quý  &  Phương Chủ Trị /  NXB Y Học

Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP