TRANG CHỦ » THUỐC PHIẾN NAM BẮC » CÁC VỊ THUỐC VẦN Đ
TÊN GỌI KHÁC: Thạch phàn, Đơn phàn, Thạch đởm. TÊN KHOA HỌC: Vitriolum Caeruleum. MTDL: Đởm phàn là một khoáng vật thiên nhiên có chứa Sulfat đồng (CuSO4,5H2O) hoặc là sản phẩm do chế tạo hóa học mà có. Đởm phàn là nhưng tinh thể to nhỏ không đều, hơi trong mờ, chấn cứng dễ vỡ, màu xanh da trời.
TÊN GỌI KHÁC: Tỏi, Cửu toán. TÊN KHOA HỌC: Allium sativum linn.Alium sativum L. MTDL: Đại toán là củ, dùng củ to chắc, không ốp lép là được. Nguyên củ gọi là Độc toán càng tốt. Liều dùng 3 - 9g hoặc hơn. XXDL: Đại toán được trồng và sử dụng nhiều nơi trong nước, cũng như nhiều nước khác...
TÊN GỌI KHÁC: Ten đồng, Đồng lục. TÊN KHOA HỌC: Cuprum. MTDL: Đồng thanh là đồng tự nhiên hoặc sản xuất bằng cách để đồng ở nơi ẩm thấp có nhiều thán khí thì sẽ biến thành màu xanh lục ở bên ngoài gọi là ten đồng hay rỉ đồng, chất dễ gãy không cứng, dạng như bột phấn...
TÊN GỌI KHÁC: Mẫu đơn bì, Phấn đơn bì, Giang nam hoa. TÊN KHOA HỌC: Paeonia suffrulicosa Andr. MTDL: Đơn bì dùng thân rễ. Nên chọn loại vỏ ngoài có sắc đen nâu, bên trong thịt trắng, nhiều bột, vỏ dày rộng, không dính lõi, có mùi thơm là tốt. Ngày dùng: 8 - 16g. XXDL: Đơn bì nguồn gốc từ Trung Quốc.
TÊN GỌI KHÁC: Hạ thảo đông trùng. TÊN KHOA HỌC: Cordyceps sinensis (Berk) Sacc. MTDL: Đông trùng hạ thảo là loại nấm ký sinh vào sâu, chất đệm nấm mọc dính liền vào đầu sâu non, có hình que cong mọc ra từ mình sâu non. Nên chọn loại giống như con tằm, dài chừng 3-5 cm...
TÊN GỌI KHÁC: Đậu tương, Đậu nành, Hoàng đậu. TÊN KHOA HỌC: Glycine soja Sieb. Et Zucc. MTDL: Đại đậu là hạt cây Đậu nành. Nên chọn hạt già chắc, đều, không mối mọt, cũ mốc là tốt. Liều dùng tuỳ theo cách chế biến và sử dụng. XXDL: Đại đậu gốc của Trung Quốc, được di thực vào Việt Nam...
TÊN GỌI KHÁC: Xuyên Độc hoạt, Độc diệu thảo. TÊN KHOA HỌC: Angelica laxiflora Diels. MTDL: Độc hoạt dùng rễ củ. Nên chọn củ mềm, vỏ bên ngoài màu nâu đen trong vàng nhợt, có nhiều tinh dầu, mùi thơm hắc, vị cay. Thứ to, chắc, thơm nồng là tốt. Ngày dùng từ 3 - 6g.
TÊN GỌI KHÁC: Đỗ trọng dây, Nam đỗ trọng. TÊN KHOA HỌC: Pierre (Parabarium Sp). MTDL: Đỗ trọng đằng là cây dây leo dài 5-10m. Nên chọn loại dây to già cắt đoạn, nướng qua bóc lấy vỏ phơi khô, làm thuốc, khi phơi khô, bẻ ngang thấy có sợi nhựa trắng như tơ, thịt dày giống vỏ cây Đỗ trọng bắc là tốt.
TÊN GỌI KHÁC: Đỗ trọng bắc, Xuyên đỗ trọng. TÊN KHOA HỌC: Eucommia ulmoides Oliv. MTDL: Dùng vỏ thân. Nên chọn vỏ cây dày, ít xù xì. Sắc nâu đen, bẻ ra thấy nhiều tơ trắng, dai, óng ánh là tốt. Ngày dùng 12g. Cần phân biệt với: Đỗ trọng đằng (Parabarium Sp.)
TÊN GỌI KHÁC: Quỳ tử, Hoạt quỳ tử, Hoạt thái. TÊN KHOA HỌC: Malva verticillata L. MTDL: Đông quỳ tử dùng hạt. Nên chọn hạt già chắc mẫy có hình thận, một đầu hơi nhọn, lép, hơi lõm xuống, dài chừng hơn 3,2mm, mặt ngoài biểu hiện màu nâu, nhân của hạt trắng, có nhiều dầu. Ngày dùng: 6 - 15g.
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP