TRANG CHỦ » THUỐC PHIẾN NAM BẮC » CÁC VỊ THUỐC VẦN Đ
VỊ THUỐC ĐẠI TÁO 大 棗
TÊN GỌI KHÁC: Táo tàu, Hắc táo, Hồng Táo...
TÊN KHOA HỌC: Zizyphus jujuba Mill

-MTDL: Đại táo dùng quả. Nên chọn quả táo chín khi bên ngoài có màu đỏ nâu hoặc nâu tím, vỏ quả mỏng, nhăn rúm, chất thịt màu nâu nhạt, hạt quả hai đầu nhọn vỏ cứng. Ngày dùng: 10 - 30g.

-XXDL: Táo tàu có di thực trồng ở ta chưa phát triển, do nhu cầu nên còn được nhập từ Trung Quốc.

-TVQK: Vị ngọt, tính bình. Vào kinh Tỳ, Vị.

-CDCT: Kiện Tỳ, ích khí, nhuận Phế, sinh huyết, an thần, điều hòa các vị thuốc khác. Chủ trị: Các chứng suy nhược, mệt mỏi, thiếu máu, hơi thở ngắn, biếng ăn, tiêu chảy vv...

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Chủ yếu có chứa chất Vitamin A, B2, C, calcium, phosphorous, iron vv.

PHƯƠNG THUỐC  ĐẠI TÁO CHỦ TRỊ:

   - Trị chứng phiền muộn, tinh thần hoảng hốt, buồn bực, tâm thần bất an, (Hysteria), tăng sữa cho sản phụ: Cam thảo 12g, Đại táo 10 quả, Tiểu mạch 40g. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng: Dưỡng tâm, an thần, hòa trung, hoãn cấp. (Đại Táo Thang II ).

   - Trị các khớp xương đau nhức: Cam thảo 1 đoạn, Đại táo 25 quả, Hoàng kỳ 160g, Ma hoàng 200g, Phụ tử 1 củ, Sinh khương 80g. Sắc nước, chia làm 3 lần uống. (Đại Táo Thang – Bị Cấp Thiên Kim Yếu Phương).

   - Trị chứng suy nhược (tiểu cầu giảm): Đại táo 40g, Bạc hà diệp 20g. Sắc uống. (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).

   - Trị xuất huyết dưới da do dị ứng: Đại táo 320g, Cam thảo 40g. Sắc uống. (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).

   - Trị buồn bực, khó ngủ: Đại táo 14 quả, Long nhãn 210g, nấu chín ăn cả cái và nước. (Kinh Nghiệm Phương).

   - Trị nhiệt bệnh sau khi bị thương hàn làm khô miệng, nuốt đau, thích ngủ: Đại táo 10 quả, Ô mai 10 quả, nghiền nát, trộn với mật làm thành viên to bằng hạt Hạnh nhân, dùng để ngậm. (Thiên Kim Phương).

   - Chữa sau khi sốt đã khỏi, miệng còn khô, cổ đau hay ngủ: Đại táo 20 quả, Ô mai 10 quả, 2 thứ giã nát nhào mật ngậm trong nhiều ngày. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

   - Trị hội chứng tả lị lâu ngày: Hồng táo 5 quả, đưòng đỏ 60g. Sắc uống ăn táo. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

   - Trị chứng Tỳ hư nhược: sinh ra chứng người mệt mỏi, ăn kém, tiêu lỏng. Đại táo 5 - 10 quả, nấu với gạo tẻ hoặc gạo nếp ăn. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

PHẦN THAM KHẢO:

   - Đại táo vị ngọt, là thuốc của Tỳ kinh, có tác dụng bổ Tỳ, ích khí, nhuận Phế, làm cho giảm ho, sát được độc của Phụ tử. Ngày xưa, Trương Trọng Cảnh trị chứng bôn đồn, dùng Đại táo với dụng ý giúp cho Tỳ thổ, dùng nó với mục đích bình thận khí... (Bản Thảo Đồ Giải).

KIÊNG KỴ: Đầy bụng, có đàm thấp nặng, hoặc thấp nhiệt không dùng.

Dongyminhphuc.com

Chia sẻ
Lương y: Minh Phúc / Sách Thảo Dược Quý  &  Phương Chủ Trị /  NXB Y Học

Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP