TRANG CHỦ » THUỐC PHIẾN NAM BẮC » CÁC VỊ THUỐC VẦN B
VỊ THUỐC BA ĐẬU 巴豆
TÊN GỌI KHÁC: Bả đậu, Ba đậu sương…
TÊN KHOA HỌC: Fructus Crotonis

-MTDL: Dùng nhân hạt cây ba đậu. Nên chọn hạt già chắc,  nhân hạt không lép,  đen, mốc, thối là tốt. Ngày dùng: 0,05 – 0, 02g.

-XXDL: Ba đậu, cây mọc hoang và trồng nhiều ở Hà Bắc, Vĩnh Phú, còn được nhập từ Trung Quốc và các nước khác.

-TVQK: Vị cay, tính nóng, rất độc. Vào Vị, Đại trường.

-CDCT: Dùng khử hàn tích tụ, khai thông đại tràng. Chủ trị: Táo bón do hàn, thuỷ thũng, hàn đàm hen suyễn khó thở. 

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Hạt Ba đậu chủ yếu có 34-57%, dầu béo có tác dụng gây tẩy mạnh, 18% Protêin vv...

PHƯƠNG THUỐC BA ĐẬU CHỦ TRỊ:

   - Trị ăn không tiêu, đại tiện bí (do hàn tích): Ba đậu 1 chén, rượu 5 chén, nấu nhỏ lửa 3 ngày 3 đêm cho đặc khô, làm viên to bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 1 viên với nước. Nếu cần thì uống 2 viên (Thiên Kim phương).

   - Trị ngực bụng bỗng nhiên bị đau, đầy trướng, đau như kim đâm, khí cấp: Đại hoàng 40g, Can khương 40g, Ba đậu 40g, (bỏ vỏ, lõi, sao). Tán bột, trộn mật làm hoàn. Ngày uống 8-12g. (Tam Vật Bị Cấp Hoàn - Kim Quỹ Yếu Lược). 

   - Trị bụng đầy, ngực đau, đại tiện không thông (do hàn tích): Ba đậu 2 hạt (bỏ nhân và vỏ, rang vàng), Hạnh nhân 2 hạt, bọc vải, đập dập. Trộn với 1 chén nước nóng, lấy nước uống, hễ đi tiêu được thì thôi (Ngoại Đài Bí Yếu).     

   - Trị sốt rét, bụng sưng to: Ba đậu (bỏ vỏ và nhân) 8g, Tạo giác (bỏ vỏ và hột) 24g. Tán bột, làm viên to bằng hột đậu xanh. Mỗi lần uống 1 viên với nước lạnh (Trửu Hậu phương).

   - Trị trúng phong méo miệng: Ba đậu 7 hạt (bỏ vỏ) giã nát. Đau bên trái đắp bên phải và ngược lại, nhưng phải lấy 1 chén nước nóng áp lên thuốc (Thánh Huệ phương).

   - Trị đại tiểu tiện không thông: Ba đậu (còn nguyên dầu), Hoàng liên, mỗi thứ 20g. Giã nát, trộn đều làm thành bánh. Trước hết, bôi nước Hành và muối vào trong rốn, đặt bánh thuốc lên cứu 14 tráng, làm như vậy cho đến khi đi tiêu được (Dương Thị Gia Tàng).    

PHẦN THAM KHẢO:

   - Chu Đan Khê nói rằng: Ba đậu trừ được chứng tích hàn trong Vị, nếu không đúng bệnh thì kiêng không dùng, nói chung dùng Ba đậu phải cẩn thận. Ba đậu và Đại hoàng đều là thuốc công hạ nhưng Đại hoàng tính hàn, vào phần huyết, bệnh của lục phủ có nhiều huyết thì nên dùng. Ba đậu tính nhiệt, vào phần khí, bệnh của ngũ tạng có nhiều hàn thì nên dùng.

KIÊNG KỴ: Các trường hợp táo bón do nhiệt, có thai, hư nhược, trẻ em dưới 10 tuổi không dùng.

Dongyminhphuc.com

Chia sẽ
Lương y: Minh Phúc / Sách Thảo Dược Quý  &  Phương Chủ Trị /  NXB Y Học

Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP