TRANG CHỦ » THUỐC TỪ ĐỘNG VẬT » TRĂN RẮN RÙA CÔN TRÙNG
Nhộng tằm bổ dưỡng vị thuốc quý thiên nhiên…

   Tằm dâu là loại côn trùng hữu ích tằm dâu không chỉ ươm tơ và dệt lụa mà còn là món ăn bổ dưỡng vị thuốc quý thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Tằm dâu có nhiều loại ở Việt Nam bằng tằm dâu các phương pháp nghiên cứu chọn lọc, đã có được nhiều giống tằm tốt, được thuần hóa từ lâu đời và phát triển từ đồng bằng ven biển đến các vùng đối núi, Con tằm cung cấp nhiều bộ phận được dùng làm thuốc trong Y học cổ truyền và theo kinh nghiệm dân gian: Sau đây là một số kinh nghiệm dân gian sử dụng tằm dâu làm thuốc:

Ngài tằm (tằm nga): dùng ngài tằm đực bắt vào 5 – 6giờ sáng (vì lúc này là thời điểm những con ngài tằm đực khỏe mạnh, vừa mới ở kén chui ra, chưa có dịp thưởng thức cái thú vị mà thiên nhiên ban tặng cho chúng, để làm vị thuốc bổ thận tráng dương cho phái mạnh mới càng thêm hiệu nghiệm), đem vặt cánh, bỏ đầu và chân, phơi hoặc sấy khô. Có thể dùng tươi. Dược liệu có vị mặn, bùi, béo, thơm, có tính ấm.

Nhộng tằm: (Tàm dũng) thường dùng tươi, có thể phơi khô hoặc sấy khô. Theo các tài liệu cổ, bạch cương tàm có vị mặn, the, hơi hôi, tính bình, không độc, vào các kinh tâm, can, tỳ, phế, có tác dụng trừ phong, trấn kinh, giảm ho, tiêu độc, chống viêm, chữa kinh giản, cổ họng sưng đau, mất tiếng, trúng phong, ho hen, khó thở. Thuốc được dùng dưới dạng nước sắc hay thuốc bột với liều 4-8g một ngày. Có thể phối hợp bạch cương tàm với quả mơ muối, giã nát, làm viên ngậm, nuốt nước dần dần để chữa viêm họng. Uống bạch cương tàm với nước gừng chữa chứng ho có đờm; uống với rượu chữa tắc tia sữa. Bạch cương tàm (rửa bằng nước vo gạo), sao, tán mịn, uống mỗi lần 8-12g với rượu chữa khí hư, có tài liều cho rằng (nhông tằm) Tằm chín: có chất bổ như sâm, nhung, vị mặn, bùi béo, tính ấm, có tác dụng bổ thận, dạ dày, ruột, thần kinh, chữa các chứng suy nhược thần kinh, mệt mỏi, khó ngủ, ăn chậm tiêu, di mộng tinh, trẻ em chậm lớn, phụ nữ ít sữa.

Cách dùng bằng cách, Trộn lẫn bột tằm, bột vừng, lá dâu; thêm dần mật ong, giã nhuyễn, trộn đều đến lúc khối bột không dính tay là được. Viên thành viên độ 1 g. Viên thuốc có màu đen, hơi mềm, mùi thơm, vị ngọt mặn. Đựng thuốc trong lọ sạch kín, để ở nơi khô ráo, dùng dần. Ngày dùng hai lần, người lớn mỗi lần 10-20 g, trẻ em 5-10 g. Uống sau mỗi bữa ăn, liền trong một tháng.

Công dụng Ngài tằm (tên thuốc là tàm nga) có vị mặn, bùi béo, thơm, tính ấm. Người ta lấy ngài tằm bỏ đầu, chân và cánh, sấy khô, sao vàng, tán thành bột để làm thuốc.

-Chữa đái buốt do chứng lậu: Mỗi lần uống 8 g bột ngài tằm với rượu vào lúc đói.

-Chữa chứng phong chúm miệng, cứng lưỡi, khóc không ra tiếng ở trẻ em: Lấy bột ngài tằm hòa với mật ong, bôi vào trong mồm.

-Chữa liệt dương, mộng tinh, vô sinh: Ngài tằm 7 con (sao giòn), tôm he (bóc vỏ) 20 g. Tất cả giã nát, trộn với trứng gà (2 quả), dùng dưới dạng thức ăn như rán hoặc hấp chín.

-Chữa lãnh cảm, rối loạn kinh nguyệt hoặc tắt kinh sớm: Ngài tằm (bỏ đầu, chân và cánh, sấy khô, sao vàng) 100g, ngâm với 500 ml rượu trắng trong 7-10 ngày (càng lâu càng tốt), thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống hai lần, mỗi lần 30 ml.

-Ngài tằm đã chế biến tán thành bột, cho uống mỗi lần 8g với rượu vào lúc đói để chữa tiểu buốt do chứng lậu. Hoặc lấy bột ngài tằm trộn với mật ong bôi trong miệng, chữa trẻ em bị chứng “phong chúm miệng”, cứng lưỡi, khóc không ra tiếng.

-Ngài tằm đực (7 con, sao giòn) phối hợp với tôm he bóc vỏ (20g), giã nát, trộn với trứng gà (2 quả) dùng dưới dạng thức ăn như rán và hấp chín để làm thuốc bổ thận, tráng dương, ích tinh, chữa liệt dương, mộng tinh, không có con.

-Làm thuốc bổ thận tráng dương: Dùng dưới dạng rượu ngâm gồm: ngài tằm đực 100g, dâm dương hoắc 60g, ba kích 50g, kim anh 50g, thục địa 40g, sơn thù 30g, ngưu tất 30g, khởi tử 20g, lá hẹ 20g, đường kính 40g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm với 2 lít rượu 40 độ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30ml trước hai bữa ăn chính và khi đi ngủ.

  -Ngoài ra ngài tằm đực còn được bào chế với nhung hươu, cá ngựa, nhân sâm và nhiều vị thuốc bổ khác dưới dạng cao chiết xuất bằng cồn 70 độ và viên bao, lấy tên là Bipharton (theo chương trình nghiên cứu kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại) có tác dụng kích thích sinh dục.

  -Nhộng tằm vừa là thức ăn ngon, bùi béo, vừa là vị thuốc bồi dưỡng sức khỏe,  so với một số thực phẩm khác thì 1kg nhộng tằm tươi có lượng protein tương đương với 0.35kh thịt lợn, 2.8 kg trứng gà. Trẻ em ăn nhộng tằm rất tốt vì chất calci và phosphor trong nhộng rất cần cho cơ thể đang lớn của trẻ chống còi xương. Người già yếu, liệt dương, yếu thận hay đái són, đái nhiều lần, cũng lên dùng nhộng tằm thường xuyên. Nhộng tằm còn có tác dụng nhuận tràng chữa táo bón, ăn nhiều nhộng tằm còn thấy rất giun đũa ở trẻ em. Có thể dùng nhộng tằm theo cách cho nhộng vào cháo nóng, nhất là cháo nấu chim sẻ, chim cút (dạng dùng cho trẻ em) rang nhộng với hành mỡ hay sào nhộng với lá hẹ, mộc nhĩ, ăn với cơm (dùng cho người già yếu)

dongyminhphuc.com

Chia sẻ

Tác giả Minh Phúc
Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP