(Nội dung trao đổi với chương trình SKCMN Đài BRT)
MC: Loãng xương là bệnh thường gặp, bên cạnh điều trị bằng Tây y, có nhiều người muốn điều trị bằng Đông Y, Lương Y Minh Phúc PCT Hội Đông TP Vũng Tau giới thiệu khán giả về cách phòng trị loãng xương bằng YHCT ?
Trên thực tế loãng xương hay gặp ở người có tuổi, thường biểu hiện như đau lưng, mỏi gối, chân tay hay tê lạnh co rút, đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém… người bệnh nặng xương yếu, xương dễ bị gảy, gù lưng.
Theo quan niệm Đông y bệnh loãng xương thuộc về bệnh chứng của xương cốt. Theo lý luận của YHCT “gan chủ gân, thận chủ xương” có nghĩa là gan chủ về nuôi dưỡng gân cơ. Thận chủ về nuôi dưỡng xương cốt, tạo xương… mà nguồn cung cấp Calci, Phos pho và các dưỡng chất khác đều phải nhờ ở Tỳ Vị hấp thu chuyển hóa… Do vậy có thể nói loãng xương không những do ăn uống thiếu can xi, tuổi tác, suy giảm hoóc môn sinh dục, cần phải bồi bổ cho chức năng Can, Tỳ,Thận.
MC: Thông thường điều trị loãng xương theo Đông y có mất nhiều thời gian không ?
Điều trị bệnh loãng xương có mất nhiều thời gian hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ loãng xương. Nếu biết phối hợp ăn uống, tập luyện, thuốc men để giảm đau nhức do loãng xương cũng không mất nhiều thời gian, tuy nhiên người có tiền sử loãng xương nặng phải điều trị lâu dài, thậm chí phải quan tâm ăn uống tập luyện suốt đời.
MC: Chữa loãng xương theo Đông y mang lại lợi ích như thế nào?
Về lợi ích chữa loãng xương của đông y… Đông y thường dùng những dược liệu, món ăn bài thuốc bổ cho tạng Tỳ Can Thận nhất là loại giàu khoáng chất Calci- Phos pho. Các nhà khoa học đều cho rằng hoạt chất Calci và Phos pho trong thiên nhiên, dễ hấp thu chuyển hóa, hầu như không có tác dụng phụ.
MC: Lương y có thể giới thiệu các loại dược liệu thường sử dụng trong Đông y để chữa loãng xương ?
Dược liệu thường được sử dụng trong đông y chữa loãng xương, thường là những vị bổ dưỡng giàu chất Calci, Phốt-pho và Vitamin D, có trong các loại cao xương như cao trăn, cao ngựa, quy bản, cao xương động vật toàn tính, có trong vỏ hào, bào ngư, ngao, sò, tôm, cua, tép, nhộng tằm, cá ngựa, hải long, sao biển, gà ác, thịt cóc … có nhiều trong rau củ quả như lá lốt, kinh giới, mùi tàu, ngò rí, hành, hẹ, phấn hoa vv…
MC: Lương y giới thiệu một số bài thuốc tiêu biểu hay dùng trong đông y và cách chế biến liều sử dụng.
Bài thuốc của Đông y điều trị loãng xương có rất nhiều, nhưng hay dùng nhất là ba bài sau:
*Thứ nhất: Bài Thập toàn đại bổ gia vị gồm: Nhân sâm14g, Bạch truật 12g, Phục linh 14g, Thục địa 20g, Đương quy 14g, Xuyên khung14g, Bạch thược 14g, Cam thảo 4g, Hoàng kỳ 14g , Nhục quế 6g. Tục đoạn 14, Đỗ trọng 12g. Đây là bài thuốc có tác dụng bổ khí huyết, mạnh gân xương… Thích hợp với người loãng xương ăn uống kém, nhức mỏi lạnh tay chân. Cách dùng: Mỗi ngày một thang sắc 03 lần, mỗi lần đổ 03 chén nước sắc còn 08 phân, chia ba uống trong ngày.
*Thứ hai: Bài Lục vị địa hoàng gia vị gồm: Thục địa 30g, Hoài sơn 16g, Đơn bì 14g, Sơn thù 14g, Phục linh 12g, Trạch tả 12g, Tục đoạn 12g. Đây là bài thuốc có tác dụng bổ can thận âm, lợi gân cốt, thích hợp người loãng xương đau lưng mõi gối, thể chất gầy đen nóng nhiệt thận âm hư…
*Thứ ba: Bài Hữu quy ẩm gia giảm gồm: Thục địa 32g, Hoài sơn 16g, Sơn thù 16g, Phục linh 14, trạch tả 8g, Đỗ trọng 16g, Thỏ ty tử 16g, Lộc giác giao 16g, Đương quy 14g, Nhục quế 4g, Phụ tử chế 4g. Đây là bài có tác dụng ôn bổ thận dương, mạnh gân xương. Thích hợp với người loãng xương, đau lưng mỏi gối, hay bị co rút, chân không ấm vv.
MC: Một số chế độ dinh dưỡng tốt giúp bảo trì xương khỏi loãng xương. Lương y có thể giới thiệu những thực phẩm có lợi cho xương và thực phẩm nên tránh ?
Chúng ta đã biết nguyên nhân gây loãng xương là do nội tạng hấp thu và chuyển hóa canxi, phốt pho, do vậy để giúp bảo trì chống loãng xương ngoài tập luyện, thuốc, cần phải chú ý lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng giàu canxi, phốt pho… có trong gạo lứt, ngô, khoai, đậu mè các loại còn nguyên vỏ lụa… thịt cá, tôm, cua, cá nhỏ, xương hầm, ngao sò ốc hến, trứng, sữa các chế phẩm từ sữa… rau củ quả có mầu xanh đậm, đỏ đậm, vàng đậm như: cà rốt, bí đỏ, cải soong, mùi tàu, khoai lang, rau dền, rau ngót, ngò rí, mùi tàu, thì là, lá lốt…trái cây bơ, chuối, gấc… đó là những thực phẩm có lợi để phòng trị loãng xương.
Phòng trị loãng xương cần lưu ý: Nên hạn chế thực phẩm nghèo dinh dưỡng, nhiều chất xơ như măng tre, dưa leo….“chất xơ vì có thể sẽ bị cản trở việc hấp thu calxi và một số dưỡng chất khác”.
Trên đây là một số món ăn vị thuốc YHCT thường dùng phòng trị loãng xương quý vị có thể tham khảo sử dụng.
(Quan tâm ăn uống là cách phòng bệnh tốt nhất)
WWW.Dongyminhphuc.com
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.