TRANG CHỦ » THUỐC TỪ RAU CỦ QUẢ » VẦN C
Quả dâu bổ huyết giúp ăn ngon ngủ tốt

   Cây dâu rất quen thuộc hữu ích với người dân. Cây dâu con tằm thể hiện trong nhiều bài thơ ca Việt Nam. Cây dâu được trồng lấy lá nuôi tằm, tất cả các bộ phận cây Dâu từ xưa đều dùng làm thuốc chữa bệnh rất quý như:  Lá dâu (tang diệp) có vị đắng ngọt, tính mát.  Tác dụng thanh nhiệt mát huyết. Chữa chứng cảm phong nhiệt, đau đầu, phát sốt, miệng khô khát, gan huyết nhiệt đau mắt đổ gèn, chảy nước mắt, cao huyết áp, phát ban, nhất là trẻ em ngủ ra mồ hôi trộm người nóng, người có tuổi táo bón vv. 

   - Quả dâu (tang thầm), vị ngọt tính bình. Tác dụng dưỡng huyết, ích gan thận. Chữa thận suy, huyết kém mất ngủ, suy nhược, ù tai, tóc rụng bạc sớm. dùng dưới dạng ăn tươi, ngâm rượu, làm mứt, ép nước uống…quả dâu dùng rất tốt với chứng hay lo nghỉ quá tổn thương tâm tỳ, mệt mỏi ăn ngủ kém, hay quên… tỳ hư không thống nhíp huyết hay bị băng huyết rong kinh…nghiên cứu cho biết ăn quả dâu rất tốt cho các trường hợp thể lực bị suy yếu sau khi ốm dậy, người mệt mỏi rã rời, ǎn uống không ngon, đổ mồ hôi trộm, lạnh chân tay, thiếu máu, nóng đó mà lạnh đó, các chứng khí huyết hư. dùng đưới dạng ăn tươi hoặc ép xay sinh tố ăn.

   - Vỏ rễ cây dâu (Tang bạch bì). Chủ trị phế nhiệt, ho suyễn, khái huyết.

   - Cành dâu (Tang chi) chủ trị phong tê thấp, chân tay tê nhức vv.

   - Sâu trên cây dâu (Tang phiêu tiêu) Chủ trị bổ thận cố tinh vv.

   - Tầm gửi cây dâu (Tang ký sinh) Chủ trị bổ gan thận, đau nhức gân xương, an thai, phụ nữ ít sữa vv.

   - Con tằm ăn lá dâu (Bạch cương tàm) Chủ trị trẻ em kinh giảm, co giật khóc đêm, cảm, ho mất tiếng vv.

Một số bài thuốc cổ phường  dùng bộ phận cây dâu làm thuốc như:

- Chữa phế kinh có nhiệt, ho ra máu: Tang bạch bì căn, bằng cách dùng tươi ngâm nước gạo cạo vỏ ngoài, sao với gạo nếp cho khô tán bột uống ngày vài lần mỗi lần 4g hoặc hơn.(Tang Bạch Bì Tán III)

- Chữa phế nhiệt, mũi chảy máu: Tang bạch bì 12g, Cam thảo 8g, Địa cốt bì 12g, Ngạnh mễ 20g, Các vị tán. Có thể dùng thuốc thang theo liều lượng trên gia giảm. Tác dụng: Thanh tả phế nhiệt, bình suyễn chỉ khái. (Tả Bạch Tán)

- Chữa viêm cấp thận, phù nhẹ: Tang bạch bì, Trần bì, Sinh khương bì, Đại phúc bì, mỗi vị 10g, Phục linh bì 12g. Sắc uống (Ngũ Bì Ẩm – Phương Tễ Học).

- Chữa ho phế hư khí yếu, ho suyễn tự hãn: Nhân sâm 12g, Khoản đông hoa 12g, Cát cánh 12g, Tang bạch bì 12g, Ngũ vị tử 12g, A giao 12g, Bối mẫu12g, Ô mai 3qủa, Túc xác 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia ba lần trong ngày. Công dụng: Ich khí, liễm phế, chỉ khái. (Cứu Tiên Tán)

- Chữ phế quản viêm mạn: Tang bạch bì, Tỳ bà diệp đều 10g, sắc uống (Lâm Sàng Thường dụng).

- Chữa sản hâu trúng phong, lưng đau, nói khó: Tang ký sinh 200g (giã nhỏ), Hắc đậu 250g (sao thơm), ngâm 3 lít rượu khoảng 5 ngày uống được, ngày uống 2 lần mỗi lần 10-15 ml.(Tang Ký Sinh Hắc Đậu Tửu- Nghiệp Phương)

- Chữa đại tiện ra máu, lưng đau, lưng mỏi: Tang ký sinh giã nhỏ mỗi lần dùng 4-6g (hoặc hơn) pha nước uống nóng, ngày 3 lần. (Tang Ký Sinh Tán II- Lý Thời Trân)

- Chữa chân tay tê dại do phong thấp: Tang chi 40g, Hổ tượng căn 40g,  Xú ngô đồng 40g,  Kim tước căn 40g, Hồng táo 10g, sắc uống (Tang Chi Hổ Tượng Căn- Nghiệp Phương Tân Biên)

- Chữa lác, lang ben: Tang chi 60g, Ich mẫu thảo 120g, sắc uống pha ít rượu ấm uống. (Tang Chi Tiễn- Thẩm Thị Tôn Sinh Thư)

   Tóm lại quả dâu và toàn bộ cây dâu dều dùng làm thuốc chữa trị được nhiều bệnh hiệu quả, tuy nhiên lá, cành, rễ có tính mát không dùng nhiều cho những người tỳ vị hư hàn, đang bị  tiêu chảy.

(Quan tâm ăn uống là cách phòng bệnh tốt nhất)

Dongyminhphuc.com

Chia sẻ

Tác giả Lương Y Minh Phúc
Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP