TRANG CHỦ » THUỐC PHIẾN NAM BẮC » CÁC VỊ THUỐC VẦN H
VỊ THUỐC HUYẾT ĐẰNG 血藤
TÊN GỌI KHÁC: Kê huyết đằng, Huyết Rồng…
TÊN KHOA HỌC: Sargentodoxa cuneata (Oliv.)

-MTDL: Dùng thân dây và thân rễ. Nên chọn loại vỏ mịn màu vàng, khi tươi cắt ra chảy nước đỏ như máu, khi cắt lát phơi khô có nhiều vòng khía đen, từng vòng, nên chọn thứ to chắc, không mốc là tốt. Ngày dùng 10 – 20g.

-XXDLL: Huyết đằng mọc hoang và trồng nhiều nơi các tỉnh, thu hái quanh năm.

-TVQK: Vị đắng, chát, tính bình. Vào Tâm, Can.

-CDCT: Bổ huyết, mạnh gân, thông kinh hoạt lạc. Chủ trị: Lưng, gối đau, sang thương, tay chân tê, kinh nguyệt không đều.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Trong rễ, vỏ và hạt có Glucozit, Tannin, chất nhựa (Dược Liệu Việt Nam)

PHƯƠNG  HUYẾT ĐẰNG CHỦ TRỊ:

   - Trị khí huyết suy kém, bổ khí huyết: Kê huyết đằng nấu đặc thành cao, hòa với rượu uống. Không uống được rượu thì hòa với nước sôi uống. (Kê Huyết Đằng Giao Vân Nam Chí Phương).

   - Chữa phong thấp nhức mỏi cơ khớp, đau thắt lưng, kinh tọa, tê bại, kinh không đều đau bụng, tóc bạc rụng sớm: Huyết rồng 14g, Đơn sâm 12g, Đương quy 14g, Xuyên khung 14g, Bạch chỉ 12g, Tô mộc 14g, Thiên niên kiện 14g, Đỗ trọng 14g, Ngưu tất 14g, Trần bì 10g, Thổ phục 10g, Dây gấm 12g, Ý dỹ 20g. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng: Khu phong thấp, bổ thông huyết mạch, điều kinh. (Kinh Nghiệm Bản Thân).

   - Chữa đau đầu chóng mặt do huyết hư: Đương quy, Đan sâm, Kê huyết đằng, hà thủ ô mỗi vị 12 - 14g. Sắc uống.  (Kinh Nghiệm Dân Gian).

   - Chữa có kinh đau bụng do huyết ứ: Kê huyết đằng, Tô mộc, Hà thủ ô, Ích mẫu mỗi vị 10 - 12g, Hương phụ 8g. Sắc uống. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

   - Trị thiếu máu, kinh nguyệt không đều, bế kinh, di tinh. Phong thấp gân cốt đau, lưng đau gối mỏi, đau dạ dày: Huyết đằng 16-20g. Sắc nước, hoặc ngâm rượu uống, có thể dùng dây nấu cao. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

PHẦN THAM KHẢO:

   - Huyết đằng tác dụng hành huyết mạnh hơn bổ huyết. khi chặt đứt đoạn dây, nước cốt chảy ra đỏ như máu, lấy nước đó nấu thành cao gọi là Kê Huyết Đằng Giao, Kê huyết đằng có thể hoạt huyết thông lạc, đi thẳng đến kinh lạc, bổ huyết bất túc trong kinh lạc. (Đông Dược Học Thiết Yếu).

   - “Kê huyết đằng và Huyết đằng ở Việt Nam hiện chưa được xác định chắc chắn, thuộc mấy loại. Nhân dân chỉ mới căn cứ vào khi chặt cây thấy có những đám màu đỏ giống như máu thì lấy về dùng. Hiện nay được khai thác nhiều ở Hà sơn bình, Cao Bằng, Lạng Sơn và 1 số tỉnh miền núi khác” (Dược Liệu Việt Nam).

KIÊNG KỴ: Tỳ yếu nhưng không bị tích thì không nên dùng.

Dongyminhphuc.com

Chia sẻ
Lương y: Minh Phúc / Sách Thảo Dược Quý  &  Phương Chủ Trị /  NXB Y Học

Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP