TRANG CHỦ » THUỐC PHIẾN NAM BẮC » CÁC VỊ THUỐC VẦN H
TÊN GỌI KHÁC: Xuyên hậu phác, Xích phác, Liên phác. TÊN KHOA HỌC: Magnolia of ficinalis Rehd et Wils. MTDL: Hậu phác dùng vỏ thân. Chọn thứ dày mềm, màu nâu tía, thơm, có nhiều dầu là tốt, đặc biệt thứ có đốm sáng (Kim tinh Hậu phác) là tốt hơn cả. Ngày dùng từ 4 - 20g.
TÊN GỌI KHÁC: Hoa nhũ thạch, Đá hoa nhụy thạch. TÊN KHOA HỌC: Ophicalcitum. MTDL: Hoa nhũ thạch thuộc khoáng thạch là khối đá ở trong khoáng Lưu huỳnh, hình thái không đồng đều, có màu sắc như Đồi mồi, có điểm hoa màu vàng, trơn cứng sạch. Nên chọn cục tròn đều, có vân khoang lục vàng là tốt...
TÊN GỌI KHÁC: Thạch phách, Hồng tùng chi, Huyết phách. TÊN KHOA HỌC: Succinum. MTDL: nhiều tài liệu cho rằng Hổ phách có được do nhựa cây Thông (Pinus Sp) lâu năm kết tinh lại thành từng cục cứng, có màu trắng mờ, trong sáng bóng, mùi thơm, giống như nhũ hương nhưng cứng rắn hơn. Ngày dùng 3-6 phân.
TÊN GỌI KHÁC: Vông nem,Thích đồng bì, Mộc miên đồng bì. TÊN KHOA HỌC: Orientalis (L) Merr. MTDL: Hải đồng bì là vỏ cây Vông nem. Nên chọn vỏ cây to dày, phơi khô có màu nâu, không để lâu mốc, mất mùi là tốt. Ngày dùng 6-12g. Lá gọi là Hải đồng diệp, vị thuốc an thần.
TÊN GỌI KHÁC: Lô ba tử, Bột ca ri. TÊN KHOA HỌC: Trigonella foenum-graecum. MTDL: Lô ba tử là hạt cây Hồ lô ba. Nên chọn trái già, chắc mẫy phơi khô, hạt có mùi rất thơm, loại non, mốc mọt kém. Ngày dùng: 4-5g. XXDL: Hồ lô ba cây có di thực trồng ở nước ta nhưng chưa phổ biến...
TÊN GỌI KHÁC: Hạnh tử, Hạnh nhân tử, Ô mai hạch. TÊN KHOA HỌC: Prunus armeniaca L. MTDL: Hạnh nhân là nhân hạt quả Hạnh nhân. Nên chọn sau khi quả chín, bỏ thịt quả xong, đập vỡ hạch để lấy nhân, khi phơi khô hạt mẫy có nhân nguyên vẹn, chắc nhiều dầu, màng nhân mỏng, vỏ ngoài màu vàng đất...
TÊN GỌI KHÁC: Hải phong đằng. TÊN KHOA HỌC: Piper futokadsura Sieb et Zucc. MTDL: Dùng thân cây. Nên chọn loại thu hái vào mùa hè hoặc thu, phơi nắng, thái thành lát, cây có màu nâu, mùi thơm, không mốc, mọt là tốt. Liều dùng: 5-10g. Cần phân biệt khi mua vị Hải phong đằng...
TÊN GỌI KHÁC: Ô tặc cốt, Mai mực, Nang mực. TÊN KHOA HỌC: Sepiella maindroni de Rochchebrune. MTDL: Hải phiêu tiêu là mai con cá mực. Nên chọn loại còn nguyên mai, trắng nhẹ không vụn nát, không thâm đen, hoặc vàng là tốt. Ngày dùng 6 - 12g. XXDL: Cá mực sống nhiều ở biển nước ta...
TÊN KHÁC: Hải kim sa thảo, Thòng bong, Thạch vỹ dây. TÊN KHOA HỌC: Lyofodium japonium (Thunb). MTDL: Hải kim sa thường dùng lá và hạt cây Thòng bong, có khi để nguyên hoặc tán bột dùng. Hải kim sa lá thường gọi (Hải kim sa thảo), và hạt thường gọi (Hải kim sa). Dùng ngày 6 - 15g.
TÊN GỌI KHÁC: Cá ngựa, Thủy mã, Mã đầu ngư. TÊN KHOA HỌC: Hippocampus Sp. MTDL: Hải mã còn gọi là Cá ngựa. Nên dùng nguyên con, chọn con to và loại sắc mầu trắng tốt hơn, khi phơi khô thịt chắc không bở, còn nguyên mắt, và đuôi là tốt, Hải mã có màu đen, hoặc màu hồng không bằng màu trắng.
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP