TRANG CHỦ » THUỐC TỪ ĐỘNG VẬT » GIA SÚC TRÂU BÒ NGỰA
Công dụng Con trâu_ Minh Phúc tổng hợp

   Trâu luôn được xem là vật hữu ích với mọi nhà, là con vật gần gủi của nhà nông,  là nguồn thực phẩm ngon bổ và nguyên liệu cho một số ngành đặc biệt, trâu còn có giá trị trong việc bổ dưỡng phòng chữa bệnh hiệu quả.Trâu ở nước ta có nhiều giống khác nhau như trâu be, trâu bưng có tầm vóc 500-700kg nuôi ở miền nam và trâu ngố, trâu ré năng 300-400kg nuôi ở miền Bắc, ngoài ra còn những giống trâu nhập như trâu Murrah của Ấn Độ, Trâu Ravi của Pakistan. Trâu ở nước ta phần nhiều trâu rừng được thuần hóa mà ra, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Sau đây là các bộ phận của trâu như Da trâu, sừng trâu, sữa trâu, sạn hay sỏi mật, xương, móng chân, đuôi, tinh hoàn đều được người dân sử dụng trong việc tăng cường sức khỏe phòng chữa bệnh hiệu quả:

Ngưu nhục (Thịt trâu):

Theo Đông y Thịt trâu Thủy ngưu nhục- thịt trâu vị ngọt tính mát, không độc, tác dụng ích dạ dày, hòa tỳ, bổ gân cốt, trị chứng đau do phong và thủy thũng”. Dùng thịt trâu rất tốt với ai vị nhiệt đại tiểu tiện không lợi, chứng nóng trong mà hay đau mỏi cơ khớp, ra nhiều mồ hôi, đau đầu chóng mặt và các chứng liên quan âm huyết hư người gầy nóng trong khó lên cân nên ăn thịt trâu.

Nếu thịt trâu được chế biến phối trộn các món và gia vị phù hợp sẻ tăng thêm phần ngon bổ còn mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe. Tính thành phần dinh dưỡng có chứa, 21,9% protid, 3% lipid, 0,9%tro, 30mg% calcium, 150mg% phốt-pho…

Sữa trâu:

- Theo Đông y Sữa trâu có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ dưỡng. Điều trị suy nhược cơ thể, đái tháo đường, viêm đường tiết niệu. Sữa trâu dùng rất tốt cho trẻ em và người già.

Thành phần dinh dưỡng sữa trâu có chứa 77,2% nước, 7% protid, 10% lipid, 5% glucid, 0,8% trol, 190mg% Calcium, 135mg% phốt-pho, sữa trâu tốt hơn sữa bò.

Ngưu đởm (Mật trâu):

Theo Đông y Mật trâu Có vị ngọt tính hàn. Tác dung chữa nóng sốt, viêm đường tiết niệu, sốt cao, co giật, liều dùng 2-3g/ngày, vàng da thấp nhiệt, dị ứng, trĩ.

Mật trâu có acid mật như acid cholic, acid dexoxy cholic, acid chenodexoxyclolic, acid gluco clulic, và nhiều sắc tố mật bilirubin và biliverdin.

Ngưu cốt (Xương trâu):

Theo Đông y Xương trâu Vị ngọt, tính ấm, không độc, dùng điều trị nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu chảy, dưới dạng hầm nhừ phối hợp với rau củ quả hoặc dùng đốt tồn tính, có thể uống hoặc dùng ngoài.

Ngưu hoàng (Sỏi mật trâu):

Theo Đông y có vị đắng, tính bình, có độc, tác dụng giải độc, trừ phiền thông khiếu… chữa chứng trúng phong sốt cao, mê sảng, kinh giật, viêm họng, u nhọt, sốt cao co giật, ung thư..

-Theo dược tính mật có chứa acid dexoxycholic, cholesterol, ergosterol, acid béo, esterphosphoric bilirubin, vitamin D, muối Calcium, sắt, đồng có tác dụng như: Có tác dụng trấn tĩnh thần kinh chủ yếu là do axit cholic, còn muối canxi cũng tác dụng kích thích thần kinh nhưng không phải là chủ yếu, Ngưu hòang còn có tác dụng ức chế cơ tim, đưa đến hạ huyết áp tạm thời, tăng nhịp hô hấp. Ngưu hoàng có thể  làm tăng nhịp tim; co mạch, làm tăng huyết áp.

Ngưu giác (Sừng trâu):

Theo Đông y sừng trâu Có vị đắng, tính hàn, không độc được dùng làm đồ mỹ nghệ trưng bày, điều trị chứng đau đầu, co giật ở trẻ em, viêm họng, u nhọt, tiểu ra máu, chảy máu cam.

- Chữa sốt: mài sừng trâu với thạch cao. Liều 4-8g/ngày.

- Chữa ói ra máu: sừng trâu 8g, rễ mẫu đơn 8g, mạch môn 8g, sắc uống.

Ngưu bì (Da trâu)

- Theo Đông y Ngưu bì Có vị ngọt, tính bình, không độc. Tác dụng bổ hư, cầm huyết, an thai… dưới dạng da trâu nấu thành cao. Dùng chữa tiểu ra máu; cao da trâu 20g, tang phiêu tiêu 20g sắc uống. Chữa động thai; cao da trâu 20g, tang ký sinh 50g, ngãi diệp12g sắc uống. Chữa rong kinh; cao da trâu 20g, ích mẫu 20g sắc uống, hoặc làm nộm ăn. … Theo Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh dùng cao da trâu điều trị các trường hợp sau:

 -Chữa Áp xe vú: Dưới dạng Cao da trâu nấu với giấm đắp dán hàng ngày nơi sưng đau.

-Chữa Tiểu ra máu: Dưới dạng Cao da trâu 20g, tang phiêu tiêu 20g sắc uống.

-Chữa Động thai: Dưới dạng Cao da trâu 20g, tang ký sinh 50g. Ngãi diệp 12g sắc uống 2 lần/ngày.

-Ngoài ra cao da trâu còn dùng điều trị các trường hợp suy nhược cơ thể, lao phổi, ói ra máu, rong huyết, sang chấn do té ngã, tiểu ra máu, ung thư, bỏng, lở ngứa, mụn nhọt.

-Chữa  Rong kinh: Dưới dạng Cao da trâu 10g, cao ích mẫu 3g, sắc uống.

Ngưu tủy (Tủy trâu):

Theo Đông y Tủy trâu Vị ngọt, tính ấm, không độc, tác dụng nhuận phế, bổ thận, điều trị suy nhược cơ thể, nhược cơ, đái tháo đường, đau do chấn thương. Dưới dạng phối hợp cà rốt khoai tây, rau củ hầm ăn. Dưới dạng phối hợp cà rốt, khoai tây, củ cải hầm ăn. Với đậu xanh, đậu đen nấu cháo ăn đều tốt.

-Dạ dày (Ngưu đổ)

Theo Đông y dạ dày trâu Vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ hư điều trị suy nhược cơ thể, dưới dạng dùng hầm xào với rau củ quả ăn.

-Gan trâu (Ngưu can): Vị ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, bổ gan, sáng mắt, điều trị suy nhược cơ thể, quáng gà, thông mạnh. Dưới dạng luộc hoặc nấu cháo, hoặc xào cà rốt,

-Gân trâu (Ngưu cân): Làm thuốc bổ gân, ích khí, mạnh xương cốt…hổ trợ trị chứng chân tay yếu mềm, nuy chứng, da sần khô nám… Dưới dạng phối hợp với cà rốt, khoai sọ, củ sen hầm ăn,  hoặc với củ cải, thịt trâu kho nghệ ăn đều tốt.

-Lá lách trâu (Ngưu tỳ): Kích thích tiêu hóa,  điều trị rối loạn tiêu hóa. giúp chữa tiêu hóa, tăng miễn dịch… Dưới dạng phối hợp cà rốt, khoai tây hầm ăn. Với gạo, đậu xanh nấu cháo ăn đều tốt.

-Móng giò trâu (Ngưu đề): Vị mát, dùng cho phụ nữ có thai bị xuất huyết trong thai kỳ.

-Móng chân (Ngưu đề giáp): Đốt sao tồn tính dùng ngoài điều trị lở chân, tán bột cho trẻ em uống điều trị khóc đêm…

- Mỡ trâu (Ngưu chỉ): Vị ngọt, tính ấm  hơi độc, điều trị lở loét, ghẻ ngứa, tóc rụng hói trán.

-Nhau trâu (Ngưu bào y): Vị ngọt,  tính bình không độc Trị lở chân không liền, đốt cháy tồn tính, tán bột rồi đắp lên vết thương làm lành vết thương.

-Óc trâu (Ngưu não): Vị ngọt, tính ấm hơi độc, dùng điều trị hội chứng chóng mặt, đái tháo đường. trị huyết hư đau đầu, chóng mặt, tiểu đường, dưới dạng phối hợp đậu xanh nấu cháo. Với với nấm, đậu hủ chưng cách thủy ăn.

-Ruột trâu (Ngưu trường): Vị ngọt, tính bình, không độc. Điều trị trĩ nội, dưới dạng kết hợp rau cần tây dưa chua xào ăn.  Dưới dạng phối hợp cà rốt, khoai tây, củ cải, củ sen gia vị hàm ăn với hạt sen nấm hương nấu canh ăn. Với dưa chua, cần tây, khế gia vị sả, tỏi ớt xào ăn đều tốt.

-Thận trâu (Ngưu thận): Vị ngọt, tính bình, không độc Tác dụng bổ thận, ích tinh, trị viêm khớp dạng thấp. Dưới dạng phối hợp với đỗ trong, cẩu kỷ tiềm ăn. Với rau củ hầm ăn hoặc với rau muống, rau cần tây, hoa lý gia vị vừa đủ xào ăn đều tốt.

-Phổi trâu (Ngưu phế): Vị ngọt, tính bình, không độc. Bổ phổi, điều trị các trường hợp ho do viêm đường hô hấp. Dưới dạng phối hợp cà rốt, cần tây, khế, dứa xào ăn. Với đậu xanh, gạo tẻ nấu cháo ăn, luộc ăn đều phù hợp.

-Tiết trâu (Ngưu huyết): Vị mặn, tính bình, tác dụng bổ dưỡng, trị tiểu ra máu, lỵ, bế kinh, suy nhược cơ thể dùng ở dạng thực phẩm. Cách dùng dưới dạng phối hợp với rau muống rau cần xào ăn. Với xương, thịt đậu xanh, gạo gia vị xào ăn đều phù hợp.

Lưu ý: kinh nghiệm dân gian thịt trâu không nên dùng thịt trâu nấu với hẹ, củ kiệu vì dễ gây sốt, không ăn thịt trâu với gừng sẽ làm hư răng.

Dongyminhphuc.com

Chia sẻ

Tác giả: Minh Phúc
Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP