Chữa Tiểu Đường Bằng Đông Y

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/20120804-111114-1-mon-an-bai-thuoc-phong-tri-dau-thuoc-vi-67758-2.jpeg   Tiểu đường là hội chứng tiêu khát của đông y. Đặc điểm của bệnh tiêu khát là do nhiệt đốt ở phế, vị, thận làm cho âm khuy tổn, thuỷ cốc vận chuyển thất thường gây nên uống nhiều, ăn nhiều, đái nhiều, mà người gầy khô.

Bệnh tiêu khát đã sớm thấy nói ở “Nội kinh”. Lúc đó người ta căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và các biểu hiện lâm sàng khác nhau mà đặt các tên bệnh không giống nhau như: “Tiêu khát”, “Tiêu đơn”, “Cách tiêu”, “Tiêu trung”, ‘Thực tiêu”, “Thực diệc” v.v... Sau này trên thực tiễn lâm sàng và căn cứ chủ yếu vào sự khác nhau của các triệu chứng mà tổng kết và quy nạp thành ba loại là thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu. Trong “Y học tâm ngộ” có nói: “Uống nhiều là bệnh thượng tiêu, ăn nhiều và mau đói và trung tiêu, khát nước, đái nhiều (nước tiểu Đục và đặc) là bệnh ở hạ tiêu”. Ngày nay chúng ta chỉ phân làm một loại:

Theo y học hiện đại bệnh này gồm có đái đường, đái tháo, cường tuyến giáp trạng v.v.. Khái quát lại thuộc phạm trù bệnh tiêu khát.

Nguyên nhân bệnh lý:

Nguyên nhân của bệnh tiêu khát chủ yếu là người vốn thuộc âm hư, ngũ tạng suy yếu, phần lớn tinh thần ý chí mất bình thường, ăn uống không điều độ. Trong tình huống lam lũ nhiều mà phát bệnh.

1) Tinh thần ý chí không bình thường:

Tinh thần gò bó, giận giữ lâu ngày, lâu ngày khí uất thành nhiệt, nung đốt phần âm ở phổi và dạ dày, dẫn đến phổi khô, dạ dày nóng. Phế táo làm mất chức năng điều tiết, điều hành trong cơ thể cũng kém - tinh hoa của chất ăn uống không dẫn đi nuôi cơ thể được mà dồn vào bàng quang nên khát nước, đái nhiều, đái ra đường . Theo “Y học cương mục” nói : Phế bị bệnh thì tân dịch không có khí để dẫn dắt, các chất tinh vi cũng theo đường tiểu tiện mà ra, cho nên uống 1 mà đái 2 nước tiểu đục đặc đều do phế táo gây nên.

Tóm lại là do thận âm yếu, phế âm yếu, tân dịch không cứu lên phế và vị mà dồn xuống bàng quang nên dẫn đến đái đục, đái nhiều.

2) Ăn uống không điều độ:

Do uống rượu nhiều, mau đói, vị hoả bốc lên, nung đốt phế âm làm cho phế không dẫn được tinh hoa nuôi cơ thể nên gầy yếu. Dạ dày bị nóng đốt lại càng làm cho thận âm hao tổn dẫn đến thận âm thiếu, dẫn đến tiêu khát.

3) Lam lũ quá nhiều:

Vốn là người âm thiếu tạng nhu yếu lại lao động vất vả nhiều. Giao hợp nhiều lần tinh dịch hao tổn, thận âm càng kém; không giữ được tinh dồn xuống dưới làm cho nước tiểu đục và ngọt, âm hư hoả vượng, nóng đốt ở phế và vị gây nên khát nước uống nhiều, làm cho thận hư phế táo vị nhiệt thành bệnh tiêu khát.

Tóm lại như trên ta thấy bệnh tiêu khát có quan hệ với phế táo, vị nhiệt, thận hư mà dẫn đến âm hư. Vì âm hư mà hoả vượng càng làm cho âm hư, 2 cái ấy là nguyên nhân và kết quả ban đầu thì khác nhau nhưng cuối cùng là một. Cho nên sách “Lâm chứng chỉ nam” nói rằng: “Tam tiêu là một loại bệnh, tuy chia ra thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu, thực ra không ngoài âm hư, dương thịnh, tân dịch khô kiệt gây nên”. Mà chân âm thiếu chủ yếu là thận, nếu thận âm thiếu càng làm cho hoả ở phế vị mạnh lên, phế vì nhiệt lại càng làm cho tân dịch thiếu lại làm cho thận âm hư tổn. Nên bệnh lâu ngày từ âm hư dẫn đến dương hư làm cho âm dương đều hư.

Biện chứng luận trị:

Đặc điểm của bệnh tiêu khát là uống nhiều, ăn nhiều gầy nhanh, đi tiểu nhiều. Trên lâm sàng chia bệnh thuộc thượng tiêu Cách chữa: nhuận phế thanh vị, ăn nhiều nhanh đói bệnh thuộc trung tiêu. Cách chữa: Thanh vị kiêm tư âm.

Đái nhiều thuộc bệnh hạ tiêu. Cách chữa: tư thận kiêm, dưỡng phế âm. Thực tế ba loại triệu chứng trên thường cùng tồn tại, nhưng cũng có cái nặng nhẹ khác nhau.

1) Tiểu đường do Thượng tiêu:

Trong người buồn bực, khát nước uống nhiều. Lưỡi miệng khô, họng ráo, hay đi tiểu vặt mà nhiều, rêu lưỡi vàng mỏng, đầu lưỡi đỏ, mạch huyền sác.

-Phân tích: Do phế và vị nóng nhiều làm cho tân dịch bị khô hao nên miệng khô, họng ráo, khát nước uống nhiều. Do phế táo, khí không dẫn thủy dịch khắp toàn thân được mà dồn xuống bàng quang nên đi tiểu luôn và nhiều. Do nóng trong nhiều nên đầu lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền sác.

Cách chữa: Thanh nhiệt phế, sinh tân dịnh chỉ khát nước.

Thuốc dùng bài: BẠCH HỒ THANG gia giảm:

(Thương hàn luận )

Thạch cao             40g

Chích thảo               4g

Tri mẫu                  12g

Gạo tẻ                   30g

 Nhân sâm            14g

Cách dùng: Sắc nước cho chín gạo, lọc uống, bỏ xác, ngày uống 3 lần.

Tác dụng: Thanh nhiệt, sinh tân.

Trị chứng Dương minh kinh chứng thường có sốt cao, đau đầu, mồm khô, khát nước, ra mồ hôi nhiều, rêu lưỡi vàng khô, mạch hồng, đại, có lực hoặc hoạt sác.

Giải thích bài thuốc:

+Thạch cao tính ngọt hàn, tác dụng tả hỏa gọi là chủ dược.

+Tri mẫu đắng hàn để thanh phế vị nhiệt.

+Tri mẫu và Thạch cao cùng dùng sẽ tăng cường tác dụng trừ phiền.

+Cam thảo, Gạo tẻ ích vị, bảo vệ tân dịch.

+Nhân sâm bổ khí sinh huyết..

Bốn vị dùng chung có tác dụng thanh nhiệt, trừ phiền, sinh tân, chỉ khát.

Hoặc dùng bài: TIÊU KHÁT PHƯƠNG gia giảm gồm có vị: hoàng liên, ngó sen, sữa người, sinh địa, phòng phong, thiên hoa phấn, sinh khương.. Tác dung, thanh nhiệt, tư âm, sinh tân.. Trị tiêu khát (tiểu đướng) Trong bài dùng, Thiên hoa phấn, sinh địa, ngó sen để dưỡng âm thanh nhiệt cùng sinh tân dịch và chỉ khát. Gia thêm hoàng liên, thiên môn, mạch môn để nhuận phế, thanh nhiệt ở phế.

2) Tiểu đường do Trung tiêu:

Ăn nhiều đói luôn, mà người thì gầy khô, đại tiện táo bí, miệng khô rêu lưỡi vàng, mạch hoạt thực.

Phân tích: Do vì nhiệt nhiều, tiêu hao thức ăn uống nhanh nên ăn nhiều nhanh đói. Tinh hoa hao tổn nhiều không đủ nuôi cơ thể nên người gầy khô. Do vị hoả vượng làm tiêu khí tân dịch nên đại tiện táo bí. Miệng khô, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt thực là bệnh thuộc thực nhiệt.

Cách chữa: Thanh vị tả hoả, dưỡng âm thêm tân dịch.

Thuốc dùng bài: DƯỠNG ÂM THANH VỊ TIỄN gia giảm:

(NGỌC NỮ TIỄN)

(Cảnh nhạc toàn thư )

Thành phần:

Thạch cao             40g

Thục địa                20g

Mạch môn             12g

Ngưu tất                  8g

Tri mẫu                    8g

Cách dùng: sắc nước uống.

Tác dụng: Thanh vị, tư âm.

Giải thích bài thuốc:

+Thạch cao có tác dụng thanh vị nhiệt là chủ dược.

+Thục địa tư thận thủy. Hai vị hợp lại vừa có tác dụng thanh nhiệt và tán thủy.

+Tri mẫu khổ nhuận hợp với Thạch cao để tả vị nhiệt.

+Mạch môn hợp với Thục địa có tác dụng dưỡng âm tăng tân dịch.

+Ngưu tất có tác dụng dẫn dược, giáng hỏa xuống dưới.

Bài này có thể gia hoàng cầm, chi tử.

3) Tiểu đường do Hạ tiêu:

Đi tiểu nhiều lần, lượng nhiều, nước tiểu đục và đặc, miệng khô họng ráo, khát nước uống nhiều, nóng trong buồn, bực bứt rứt, choáng đầu, đau lưng bủn rủn chân tay, mạch trầm tế sác.

Phân tích: Đái nhiều lần lượng nhiều là do thận âm yếu, thận khí không vững. Thận âm bị suy tổn, không giữ vững tinh dịch mà dồn xuống dưới nên nước tiểu đục đặc và ngọt. Vì âm suy hoả vượng nên miệng khô, họng ráo, khát nhiều. Cũng do thận hư mà choáng váng đau lưng, chân tay bủn rủn.

Cách chữa: Tư âm bổ thận, thanh nhiệt sinh tân dịch.

Thuốc dùng bài sau:

 LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN gia giảm:

(Tiểu nhi dược chứng trực quyết)

Thành phần:

Thục địa                32g

Sơn thù                 16g

Trạch tả                 12g

Hoài sơn               16g

Phục linh               12g

Đơn bì                   12g

Cách dùng: Tất cả tán bột mịn luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 8 - 12g, ngày 2 - 3 lần với nước sôi nguội hoặc cho tí muối. Có thể làm thang sắc uống.

Tác dụng: Tư bổ can thận.

Giải thích bài thuốc:

+Thục địa tư thận dưỡng tinh là chủ dược.

+Sơn thù dưỡng can sáp tinh.

+Sơn dược bổ tỳ cố tinh.

+Trạch tả thanh tả thận hỏa giảm bớt tính nê trệ của Thục địa.

+Đơn bì thanh can hỏa giảm bớt tính ôn của Sơn thù.

+Bạch linh kiện tỳ trừ thấp giúp Hoài sơn kiện tỳ.

Sáu vị thuốc hợp lại vừa bổ vừa tả giúp cho tác dụng bổ tốt hơn là một bài thuốc chủ yếu tư bổ Can thận.

 để bổ thận âm sinh tân dịch. Nếu âm khí hư gia sâm, hoàng kỳ. Nếu thấy sắc mặt đen xám, uống một đái một, uống hai đái hai sinh lý không hoạt động được người sợ lạnh, mạch trầm tế vô lực là thận dương hư suy dùng bài Kim quỹ thận khí hoàn gia giảm gồm có vị: Địa hoàng, sơn dược, sơn thù, phục linh, trạch tả, đan bì, quế chi, phụ tử.

Tóm lại: Bệnh tiêu khát chia ra ba loại là thượng, trung, hạ; tức là nói rõ phế táo, vị nhiệt, thận hư khác nhau, song ba phần ấy có một đặc điểm chung là: âm hư táo nhiệt, âm hư và táo nhiệt, tuy là mặt đối lập nhau, nhưng về nguyên nhân là thống nhất, hai mặt này người ta gọi là nguyên nhân và kết quả. Song cần chú ý âm hư, đặc biệt nói rõ là thận âm hư. Đó là mặt mâu thuẫn chủ yếu, cho nên trong điều trị phải coi trọng mặt này.

Bệnh này ngoài việc điều trị bằng thuốc ra và cần chú ý ăn uống điều độ, tránh quá no, quá đói, tránh ăn các thứ cay nóng, các thứ ngon ngọt, tránh tinh thần căng thẳng.

Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP