Đau ngực, đau hông là loại bệnh thường thấy, đau ngực là nói bệnh đau tức ở vùng lồng ngực cụ thể là vùng thượng tiêu, bộ vị của tâm và phế. Đau hông là một hoặc hai bên hông đau nhức có quan hệ chủ yếu đến can và đởm. Trong thiên quyết bệnh sách Linh khu nói: “Bệnh đau tim” là chỉ đau ngực nặng, bệnh đau tim khi phát rất nghiêm trọng, phần nhiều do dương khí suy. Sách Kim quỹ yếu lược nói là “Hùng tý” (đau tê vùng ngực) nhẹ thì vùng ngực đầy tức, nặng thì đau nhói, phần nhiều dương khí yếu, âm hàn cản trở trì trệ gây nên.
Theo y học cổ truyền: đau ngực đau hông hai bộ vị khác nhau. Nguyên nhân bệnh lý và cách chữa cũng không giống nhau. Hai loại bệnh này gồm “hung tê” và “tâm thống”.
Nguyên nhân và bệnh lý:
Ngực thuộc vùng thượng tiêu, có tâm và phế; Hông thuộc hai bên, quan hệ trực tiếp với can đởm. Bệnh đau hông ngực có quan hệ trực tiếp với tâm, phế, can, đởm, vị: tâm chủ huyết, phế chủ khí, can chủ điều đạt, đởm chủ sơ tiết như vậy là huyết mạch không thông, điều đạt không tốt, thăng giáng thất thường, sơ tiết bất lợi là những nguyên nhân của hung hiếp thống.
Bệnh này có hai loại hư và thực. Thực là do: khí trệ, huyết ứ phong nhiệt ủng tắc ở phế và can đởm thấp nhiệt: Hư là do âm hư, dương hư. Trên lâm sàng phần nhiều thường thấy bệnh thuộc thực.
a ) Do khí trệ:
Khí trệ phần nhiều do tinh thần và tình chí bị thương tổn; can khí uất kết, phế khí thăng giáng không tốt cũng có quan hệ đến bệnh lý, ăn uống quá no hoặc thất thường ảnh hưởng đến khí ứ cũng gây khí trệ.
b ) Do huyết ứ:
Khí là thống soái của huyết, khí trệ lâu ngày làm huyết không lưu thông trở ngại kinh lạc gây nên huyết ứ. Cho nên khí trệ và huyết ứ cùng tồn tại và xuất hiện. Bệnh mới là khí trệ, lâu là huyết ứ.
c ) Do phong nhiệt ủng tại phế.
Bị cảm nhiễm phong nhiệt làm bế tắc khí cơ, nhiệt tà nung nấu ảnh hưởng đến phế làm cho lồng ngực đau, nhiệt độc uất kết gây nên ho, đờm nhiều ra máu, sau khi cảm phong tà, hông đau nhiều, can đởm không được điều hoà phế khí không luân chuyển được cũng làm cho hông đau.
d ) Do can đởm thấp nhiệt:
Mạch lạc của can đều quan hệ đến hai hông sườn, kinh lạc của đởm cũng tuần hoàn 2 bên hông sườn, khi trung tiêu bị thấp nhiệt thì can đởm bị uất kết, mất chức năng điều tiết, gây nên đau hông.
e ) Do dương tỳ (tê nhức thuộc dương) trở ngại đến lồng ngực.
Dương khí thiếu, phát sinh đau ngực. Sách Ý môn pháp luận nói: “Hung tý đều thuộc dương hư, dương hư nên phần âm lẫn sáng” là nói rõ dương hư là gốc, nhân dương khí yểu hàn tà xâm nhập và vùng ngực làm trở ngại mạch lạc gây nên đau. Nếu uống nhiều rượu, ăn nhiều thứ sống lạnh, hại đến tỳ, công năng vận kém, tích trệ thành đờm, trở ngại mạch lạc cũng sinh đau ngực.
g) Do âm hư nội nhiệt:
Như đã nói ở trên, can mạch quan hệ hai vùng hông; Can bị bệnh, can âm suy, nội nhiệt tác động cùng dẫn tới đau hông.
Biện chứng luận trị:
Bệnh đau hông ngực có 2 loại hư và thực, trên lâm sàng thường thấy bệnh thực nhiều hơn. Bệnh thuộc thực phần lớn là do khí trệ, huyết ứ. Thuộc khí trệ thì đau tức, điểm đau không cố định. Thuộc huyết ứ thì đau nhói, điểm đau không di dịch. Khi trệ hông ngực thường buồn bực đầy tức, ợ hơi v.v.. Huyết ứ thì sắc mặt xanh nhợt, môi thâm,có những điểm xuất huyết dưới da. Thuộc hư thì hông ngực đau, sắc mặt nhợt, chân tay lạnh, có mồ hôi, móng tay xanh hoặc tím.
Cụ thể 6 loại trên biểu hiện như sau:
1 ) Khí trệ:
Hông ngực đau tức, chủ yếu là hông đau và sưng tức, khi lo nghĩ tức giận bệnh tăng, buồn bực, chán ăn, ợ hơi, mạch huyền.
Phân tích: Do can khí uất kết, phế khí không thăng giáng được, khí trệ gây nên đau tức đầy trướng; sự biến hoá của khí cơ và tinh thần ý chí có quan hệ nên khi tức giận là bệnh tăng. Can khí ngang ngược. Xâm phạm vị trí nên chán ăn, chậm tiêu ợ hơi.
Cách chữa: Sơ can, lý khí.
Thuốc dùng bài: TỨ NGHỊCH TÁN gia giảm:
(Trương Cảnh Nhạc)
Sài hồ 8g
Hương phụ 6g
Chích thảo 2g
Bạch thược 6g
Chỉ xác 6g
Trần bì 8g
Xuyên khung 6g
Cách dùng: Tán bột, ngày uống 8g. Có thể sắc uống.
Tác dụng trị: Sơ can, giải uất, lý khí, hòa vị, chỉ thống. Trị nộ khí thương can, bụng trên đầy trướng, vùng thượng vị đau, ợ hơi, ợ chua, dạ dày tá tràng loét, táo bón, rêu lưỡi trắng mỏng.
Dẫn giải:
+Sài hồ để sơ can, cùng với hương phụ, chỉ xác để lý khí; gia thanh bì, bạch giói để hành khí trệ.
Nếu khí uất hoá hoả, miệng khô phiền nhiệt, đại tiểu tiện khó đi, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền sác hợp với hai bài sau:
KIM LINH TỬ TÁN gia giảm:
(Kinh huệ phương):
Kim lệnh tử 10g
Xuyên luyện tử 10g
Diên hồ sách 20g
Cách dùng: tán bột uống ngày 3 lần/ 12g
Tác dụng: sơ can tiết nhiệt hành khí chỉ thống, trị đau bụng, đau ngực, đau hông sườn, phụ nữ có kinh đau bụng.
Hoặc dùng bài sau:
TẢ KIM HOÀN gia giảm:
(Đơn khê tâm pháp)
Thành phần:
Hoàng liên (nước Gừng sao) 6 phần
Ngô thù du ( ngâm nước muối) 1 phần
Cách dùng: Tán hoàn, uống 2 - 4g/lần, có thể gia giảm làm thuốc thang.
Tác dụng: Thanh tả can hỏa. Trị chứng can khí uất hóa hỏa: ngực sườn đầy tức, nôn, mồm đắng, ợ chua, họng khô, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền sác.
Giải thích bài thuốc:
+Hoàng liên đắng hàn, có tác dụng tả tâm hỏa, tức cũng gián tiếp tả can hỏa ( tả tắc tả kỳ tử) là chủ dược.
+Ngô thù tính cay nóng có tác dụng khai uất cầm nôn.
Bài thuốc có hai vị thuốc, một hàn một nhiệt, tân khai khổ giáng, hợp cùng dùng có tác dụng thanh can hỏa, khai can uất trị can uất hỏa, vị khí nghịch gây ợ chua, mồm đắng, ngực sườn đầy tức.
+ Gia đan bì, chi tử để thanh can điều khí. Nếu can khí ngang ngược, tỳ vận hoá kém gia bạch truật, vị khí không hoà, nôn mửa gia tuyền phúc hoa, bán hạ, sinh khương.
2 ) Huyết ứ:
Hông ngực đau xoắn, điểm đau không di chuyển, nặng về đêm, gan, lách sưng chắc, lưỡi tím, mạch trầm và sáp.
Phân tích: Do huyết ứ đình trệ, khí uất lâu ngày, kinh lạc không thông nên đau xoắn, huyết ứ ngưng trệ nên điểm đau không di chuyển; huyết thuộc âm, đêm cũng thuộc âm nên bệnh nặng về đêm, gan lách sưng chắc là do ứ kết đình trệ, tích tụ lại không tan, mạch trầm và sáp cũng do huyết ứ gây nên.
Cách chữa: Hoạt huyết, tiêu ứ.
Thuốc dùng bài HUYẾT PHỦ TRỤC Ứ THANG gia giảm:
(Y lâm cải thác )
Thành phần:
Đương qui 16g
Đào nhân 16g
Chỉ xác 8g
Sài hồ 12g
Cát cánh 8g
Ngưu tất 12g
Đại hoàng 16g
Hồng hoa 12g
Xích thược 12g
Xuyên khung 8g
Cam thảo 4g
Cách dùng: sắc nước uống, ngày chia 2 lần.
Tác dụng: Hoạt huyết hóa ứ, hành khí chỉ thống.
Giải thích bài thuốc:
+Bài này chủ trị chứng đau tức ngực do huyết ứ khí trệ. Trong bài:
+Đương qui, Đào nhân, Hồng hoa hoạt huyết hóa ứ là chủ dược.
+Xuyên khung, Xích thược hoạt huyết hóa ứ.
+Sinh địa phối hợp Đương qui dưỡng huyết hòa âm.
+Ngưu tất hoạt huyết thông mạch hoạt lạc.
+Cam thảo điều hòa các vị thuốc.
Trong bài dùng xuyên khung, xuyên quy, bạch thược, hồng hoa, đào nhân để hoạt huyết tiêu ứ, sài hồ sơ can, chỉ xác lý khí, khiến khí hành là huyết hành, huyết hành là ứ tiêu. Nếu bệnh nhẹ dùng bài ĐAN SÂM ẨM gia giảm:
(Y tông tâm giám):
Đan sâm 30g
Đàn hương 30g
Sa nhân 30g
Cách dùng: Sắc uống ấm.
Tác dụng: hoạt huyết khử ứ, hành khí chỉ thống.. trị huyết hư tim đau, dạ dầy đau, ngực có khối u.
. Nếu bệnh nặng, dưới hông sườn sưng, chắc dùng Tam lăng, Nga truật, xuyên sơn để phá huyết nhuyễn khiên hoặc gia thêm miết giáp. Nếu nôn ra máu gia tam thất, hoa nhị thạch để chỉ huyết, phá ứ.
3 ) Phong nhiệt ủng trệ ở phế.
Đau tức vùng ngực, ho, thở, có khi ho ra máu hoặc cùng máu cá, đờm tanh hôi, phát sốt, sợ lạnh, miệng khô, họng ráo, buồn bực, rêu lưỡi dầy vàng, mạch hoạt sắc.
Phân tích: Do phong nhiệt ủng trệ ở phế khiến khí cơ không được tuyên thông gây đau ngực khó thở. Ho ra máu; đờm tanh hôi là do nhiệt kết thành ung. Do tà chính giao tranh nên phát sốt sợ lạnh. Do nhiệt làm hao khô tân dịch nên miệng khô họng ráo, buồn bực. Rêu lưỡi dày vàng mạch hoạt sác là biểu hiện của chứng thực nhiệt.
Cách chữa: Tuyên phế, thanh nhiệt.
Thuốc dùng bài sau:
MA HẠNH THẠCH CAM THANG gia giảm:
( Thương hàn luận)
Thành phần:
Ma hoàng 12g
Chích thảo 4g
Hạnh nhân 12g
Thạch cao 12g ( sắc trước)
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 - 2 thang.
Tác dụng: Tuyên phế, thanh nhiệt, gíang khí, bình suyễn.
Giải thích bài thuốc:
+Thạch cao để hỗ trợ Ma hoàng chỉ khái, bình suyễn.
+Cam thảo điều hòa các vị thuốc.
Trong bài thuốc 4 vị thuốc phối hợp có thể vừa giải biểu vừa tuyên thông phế khí vừa thanh lý nhiệt, cho nên có tác dụng tốt đối với bệnh hen suyễn có sốt.
Trong bài dùng ma hoàng, hạnh nhân để tuyên thông và tiết khí, thạch cao để thanh nhiệt; Liên kiều để thấu biểu giải độc. Ho đờm tanh hôi, ra máu bỏ ma hoàng, kinh giới gia hoàng cầm, chi tử, huyền sâm, mao căn, ngẫu tiết (ngó sen) để thanh nhiệt, lương huyết; khí nhiệt độc thành nung dùng bài thiên kim vi hành thang (136) để thanh nhiệt hoá ứ, bài nung.
4 ) Can đởm thấp nhiệt:
Đau hông, tức ngực, buồn bực, nôn mửa, mặt vàng, mắt đỏ, tiểu tiện ,vàng dắt, rêu lưỡi vàng dày, mạch huyền sác.
Phân tích: Hông thuộc quan hệ của can đởm; can đởm bị thấp nhiệt uất kết, can không điều hoà, đởm không sơ tiết nên đau tức hông ngực, buồn bực, nôn mửa. Can hoả bốc lên nên mắt đỏ. Thấp nhiệt nung nấu, nước mắt tiết ra nên da vàng. Rêu lưỡi vàng dày mạch huyền sác là triệu chứng của can đởm thấp nhiệt.
Cách chữa: Thanh nhiệt, lợi thấp.
Thuốc dùng bài sau:
LONG ĐỞM TẢ CAN THANG gia giảm:
( Cố kim y phương tập thành )
Thành phần:
Long đởm thảo1 2g
Hoàng cầm 8g
Trạch tả 8g
Mộc thông 8g
Đương quy 8g
Cam thảo 2g
Chi tử 12g
Xa tiền tử 6g
Sài hồ 8g
Sinh địa hoàng 8g
Cách dùng: sắc nước uống 2 lần trong ngày.
Tác dụng: Thanh can đởm kinh thấp nhiệt.
Giải thích bài thuốc:
Long đởm thảo có tác dụng thanh can đởm thực hỏa, trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu là chủ dược.
+Hoàng cầm, Chi tử hổ trợ thêm tác dụng thanh can đởm thực hỏa.
+Trạch tả, Xa tiền tử, Mộc thông thanh lợi thấp nhiệt.
+Đương quy, Sinh địa hoàng dưỡng âm huyết hòa can, dụng ý trong phối hợp thuốc trong tả có bổ để cho tả hỏa không có hại cho chân âm.
+Cam thảo điều hòa các vị thuốc.
+Sài hồ sơ thông can đởm.
Các vị thuốc phối hợp có tác dụng chung là thanh lợi thấp nhiệt.
Nếu viêm túi mật hoặc mật kết sỏi, hông phải đau buốt, gia kim tiền thảo hái kim sa, uất kim, phác tiêu. Nếu tràng vị táo nhiệt, đại tiện không thông, bụng đầy trướng gia đại hoàng, phác tiêu. Nếu da vàng, phát sốt gia nhân trần, hoàng bá, đại hoàng.
5 ) Hung dương trở lý (phần dương ở vùng ngực đau tê trở ngại).
Đau vùng ngực xuyên ra sau lưng, thở ngắn, hồi hộp. Nặng thì ho, tức thở, nằm ngồi không yên, sắc mặt xanh nhợt, người lạnh ra mồ hôi, chân tay lạnh, mạch trầm.
Phân tích: Ngực là bộ vị ở thượng tiêu, khí có bị trở ngại nên đau ngực xuyên ra sau lưng, phần dương ở lồng ngực không mạnh nên thở ngắn, tức thở, hồi hộp. Dương khí suy nên người lạnh, chân tay lạnh, mặt xanh nhợt, ra mồ hôi.
Cách chữa: Bệnh nhẹ thì ôn dương thông khí, bệnh nặng thì hồi dương cứu nghịch.
Thuốc dùng bài: QUA LÂU PHI BẠCH BÁN HẠ THANG gia giảm:
Trong bài dùng
Qua lâu 12g
Phỉ bạch 12g
Bán hạ 12g
Chỉ thực 12g
Quế chi 12g
Bạch linh 14g
Hạnh nhân 12g
Sinh khương 12g
Cách dùng: Sắc uống:
Tác dụng: thông dương hành tý, trục ẩm, trị đau ngực, nằm không được
chữa ngực tê đau, lợi đờm thấp.
Nếu do huyết ứ, thấy môi tím, lưỡi thâm gia đan sâm, hồng hoa, uất kim để hoạt huyết hoá ứ. Nếu ngực đau nhức, mặt nhợt, chân tay lạnh là dương khí suy không ôn dưỡng được kinh mạch.
hoặc bài TỨ NGHỊCH THANG gia giảm:
(Thương hàn luận )
Thành phần:
Thục Phụ tử 10g
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.