Bệnh tâm thần còn gọi bệnh điên cuồng, bệnh thuộc tinh thần thất thường. Điên là nói năng lộn xộn, có lúc trầm ngâm, hay cười (cười như điên). Cuồng là nói năng bạt mạng, không lúc nào yên, đụng đến là tức giận. Sách Nội kinh đã miêu tả là bệnh điên khi mới phát, thì không vui, đầu đau, nhìn thẳng (trực thị) mắt đỏ. Bệnh cuồng mới phát nằm ngủ không yên, nói năng chửi bới ngày đêm không nghỉ. Điên và cuồng phần nhiều là bị tổn thương tình chí. Do đờm khí hoặc đờm hoả nhiễu động gây nên. Song bệnh lý thường chuyển hoá lẫn nhau hai loại này đều do tính thất thường gây nên điên và cuồng cũng xen kẽ xuất hiện.
Căn cứ vào đặc điểm biểu hiện, y học hiện đại cho rằng tinh thần phân liệt, tinh thần phản ứng và ảnh hưởng não dẫn tới tinh thần bị trở ngại.
Còn có trường hợp do cảm nhiễm, trúng độc làm cho tinh thần rối loạn thì không nằm trong phạm trù này.
Nguyên nhân bệnh lý:
Điên cuồng là do tổn thương tình chí gây nên. Sách Chính trị yếu quyết nói: Điên cuồng là do thất tình uất kết.
Điên phát sinh là do tình chí tổn thương can khí uất kết hại đến tỳ khiến tỳ khí không thư, vận hoá thất thường, sinh ra đờm trọc, đờm khí bốc lên làm mờ mịt tâm thần, tinh thần uất ức trầm lặng như ngây phát ra bệnh cuồng. Cũng có trường hợp do nghĩ quá nhiều hại đến tâm tỳ, làm tâm tỳ hư hao, lâu ngày dẫn đến tâm hư hao không tự chủ được, hay nói một mình, tỳ hư không vận hoá thức ăn để sinh ra khí huyết, tâm thần mất sự nuôi dưỡng dẫn đến tinh thần không có chỗ dựa, nói năng lộn xộn, điên cuồng không yên sẽ dẫn đến bệnh cuồng.
Bệnh cuồng phát sinh phần nhiều là do buồn rầu bực tức hại đến can đởm, uất mà dẫn đến đờm khí uất kết, đờm khuất kết sẽ dẫn đến hoá nhiệt thành đờm hoả. Do bệnh lâu ngày tỳ hư không sinh được khí huyết hoặc do nhiệt hao âm cũng dẫn đến tâm tỳ lưỡng hư.
Bệnh này cũng có sự di truyền, trên lâm sàng thường thấy người bệnh điên cuồng là gia đình có tiền sử bệnh này.
- Biện pháp điều trị:
I. Điên:
1. Tâm thần do Đờm khí uất kết:
Chử chứng: tinh thần uất ức, thần chí buồn rầu, nói năng lộn xộn, tự nói một mình, mừng, giận bất thường, khi cười khi khóc, biếng ăn, lưỡi trắng mạch huyền tế hoặc huyền hoạt.
Phân tích: Do can khí không thư thái, tỳ không kiện vận khí uất sinh đờm, trở ngại, tâm khiếu, tâm thần bị che mờ nên thấy tinh thần khác thường. Tỳ khí bị ức chế không vận hoá được, đờm trọc trở ngại bên trong, vị không được điều hoà, nên lưỡi trắng, biếng ăn, can uất hiệp đờm nên mạch huyền hoạt.
Phép chữa: Lý khí giải uất, hóa đờm khai khiếu.
Bài thuốc:
THUẬN KHÍ ĐẠO ĐÀM THANG gia giảm:
(Nghiệm phương):
Bán hạ 12g
Trần bì 12g
Phục linh 14g
Cam thảo 4g
Sinh khương 6g
Đởm tinh 6g
Chí thực 8g
Mộc hương 6g
Hương phụ 12g
Viễn chí 10g
Uất kim 12g
Xương bồ 12g
Cách dùng: sắc uống.
Tác dụng trị: đàm kết, ngực đầy suyễn ho khí nghịch lên.
Trong bài dùng hương phụ, mộc hương để lý khí giải uất, trần bì, bán hạ, nam tinh, chỉ thực để hoá đờm giáng nghịch gia thêm viễn chí, uất kim, xương bồ để khoát đờm khai khiếu.
Nếu tinh thần lơ mơ, nói năng lộn xộn, mắt trắng trợn trừng là đờm mê tâm khiếu, tâm thần rối loạn, cho uống trước bài TỔ HỢP HƯƠNG HOÀN gồm có vị: Bạch truật, mộc hương, sừng tê giác, phụ tử, chu sa, kha lê lặc, bạch đàn hương, an tức hương, trầm hương, đinh hương, tất bát (rễ lá lốt), dầu tô hợp hương, huân lục hương.
sau đó dùng các bài thuận khí hoá đờm.
Nếu không ngủ hay kinh sợ, buồn bực, không yên. Lưỡi đỏ mạch hoạt sác là do đờm khí uất hoá nhiệt, quấy nhiễu tâm thần làm cho thần chí không yên gây nên, dùng bài ÔN ĐỞM THANG gia vị; Bán hạ, trần bì, phục linh, cam thảo, chỉ thực, trúc như, đại táo.
hoàng liên, thiên trúc hoàng, viễn chí, chu sa để thanh nhiệt, hoá đờm, an thần. Nếu thấy kêu gào ca hát, đánh đập, chửi bới là đờm hoả thịnh muốn phát cuồng thì điều trị theo bệnh cuồng.
2) Tâm thần do tâm tỳ lưỡng hư:
Chủ chứng: Do tâm tỳ đều hư, tâm thần không được nuôi dưỡng nên hồi hộp, mất ngủ hay mơ. Tâm thần yếu (nên hay hoảng hốt, trầm mặc nói lảm nhảm một mình và tâm hư tạng táo nên hay khóc, mệt mỏi, ăn uống kém, lưỡi nhợt, mạch tế).
Phân tích: Do tâm tỳ đều hư, tâm thần không được nuôi dưỡng nên hồi hộp, mất ngủ hay mơ: Tâm thần yếu (nên hay hoảng hốt, trầm mặc nói lảm nhảm một mình và tâm hư tạng táo nên hay khóc). Tỳ vị hư yếu, ăn uống giảm nên sức yếu, mệt mỏi. Lưỡi nhợt mạch tế cũng là biểu tượng của tâm tỳ đều hư, khí huyết thiếu.
Phép chữa: Kiện tỳ bổ huyết, dưỡng tâm an thần.
Bài thuốc: DƯƠNG TÂM THANG gia giảm:
(Chứng trị chuẩn thằng):
Nhân sâm 12g
Hoàng kỳ 14g
xuyên khung 12g
Mạch môn 12g
Táo nhân 12g
Đương quy 9g
Thục địa 9g
Sinh địa 9g
Phục thần 9g
Bá tử nhân 6g
Viễn chí 8g
Ngũ vị tử 6g
Cam thảo 3g
Nhục quế 4g
Cách dùng: sắc uống.
Tác dụng: Dưỡng tâm, kiện tỳ, an thần, ích trí. trị lãng trí, lẫn lộn, buồn sầu, hay khóc, trầm tư, nói khó, đi đứng chậm chạp, tinh thần mệt mỏi, hay hồi hộp, sợ hãi, hơi thở ngắn, biếng ăn
Bài này với bài Quy tỳ có tác dụng bổ dưỡng tâm tỳ, sức thuốc được phát huy là nhục quế, có tác dụng chấn hưng tâm dương, điều khí ôn trung. Hồi hộp, dễ sợ gia từ thạch. Long xỉ để chấn tâm an thần.
II- Cuồng:
1. Tâm thần do đờm hoả quấy nhiễu:
Chủ chứng: Bệnh phát nhanh, tính tình nóng nảy hay tức giận, mắt trợn trừng, chạy nhảy múa may và gào thét chửi bới không thôi, có thể đánh chết người. Mất ngủ, đau đầu, mặt đỏ mắt đỏ, lưỡi vàng mỏng, mạch huyền hoạt sác.
Phân tích: Tức giận hại can, khí uất hoá hoả chèn ngang vị khí nung nấu tân dịch thành đờm, đờm hoả nhiễu ở trên, tâm thần rối loạn nên chạy không yên. Can hoả bốc, nên mặt, mắt, đều đỏ. Lưỡi vàng, mạch huyền hoạt sác đều do can hoả thực nhiệt.
Phép chữa: Thanh can tả hoả, chấn tâm tẩy đờm.
Bài thuốc: SINH THIẾT LẠC ẨM gia giảm:
(Y Học Tâm Ngộ)
Bối mẫu 10g
Viễn chí 9g
Phục linh 12g
Câu đằng 12g
Mạch môn 12g
Ðởm tinh 6g
Xương bồ 4g
Thiên môn 10g
Phục thần 10g
Ðan sâm 8g
Trần bì 10g
Liên kiều 6g
Huyền sâm 10g
Thần sa 6g
Cách dùng: sắc uống.
Công dụng: Trấn tâm trừ đờm, ninh thần định chí. trị đờm hoả nhiễu ở trên gây chứng điên cuồng.
Trong bài lấy sinh thiết lạc phấn chấn tâm thần làm chủ, xương bồ, đởm tinh, viễn chí, phục thần, chu sa để khai khiếu khoát đờm và an thần. Liên kiều, câu đằng để thanh nhiệt bình can. Thiên môn, mạch môn, huyền sâm dùng lúc hoá thịnh hại âm.
Có thể dùng bài MÔNG THẠCH HỔN ĐỞM HOÀN gia giảm có vị: Thanh mông thạch, trần hương, đại hoàng, hoàng cầm, phác tiêu.
để tả hoả trục đờm, bài ĐƯƠNG QUY LONG HộI HOÀN gồm có vị: Bán hạ, trần bì, chỉ thực, phục linh, cam thảo, nam tinh, để tả can thanh hoả.
Nếu bụng đầy, đại tiện không thông. Lưỡi vàng dùng bài Điều vị thừa khí thang để tiết nhiệt thông phủ. Nếu buồn bực, khát nước, môi, miệng khô nứt gia thạch cao, tri mẫu, thạch học. Khi khí nóng đã lui, trầm lặng, mệt mỏi chứng trạng như điên mà đờm trọc chưa xuống thì điều trị theo bệnh điên.
2) Tâm thần do hoả thịnh tổn âm:
Chủ chứng: Bệnh cuồng lâu ngày thành mãn tính thường ỉu xìu mệt mỏi, có lúc hay sợ, nhảy múa, người gầy rộc, môi miệng khô táo, tiểu tiện vàng dắt, lưỡi đỏ mạch, tế sác.
Phân tích: Bệnh cuồng lâu ngày, hoả thịnh hai âm tâm huyết bị hao, âm hư hoả bốc lên nên miệng khô. Tâm thần không được nuôi dưỡng lại bị hư hoả nhiễu động ở trên, không tự chủ được, nên cuồng nộ, khóc lóc, đập phá, lưỡi đỏ mạch tế sác là âm hư có nhiệt.
Phép chữa: Tư âm giáng hoả, an thần, định chí.
Bài thuốc: NHỊ ÂM TIỄN gồm có vị: Sinh địa, mạch môn, táo nhân, cam thảo, huyền sâm, phục linh, hoàng liên, mộc thông, đăng tâm (bấc đèn), trúc diệp (lá tre).
hợp với bài THIỆN KIM CHÍ HOÀN gia giảm gồm có vị:Nhân sâm, phục thần, thạch xương bồ, viễn chí, cam thảo.
Trong bài dùng sinh địa, huyền sâm để tư âm huyết, hoàng liên, mộc thông, trúc diệp, đăng tâm để tiết nhiệt thanh tâm, phục thần, táo nhân để dưỡng tân an thần. Kết hợp dùng bài Định chí hoàn thì có công hiệu định chí, an thần, hóa đờm.
Bệnh điên cuồng đều thuộc đờm khí và đờm hoả. Lại có sự phân biệt âm dương, hư thực, hai loại này thường đơn độc tồn tại và chuyển hoá lẫn nhau. Trong điều trị cần phân biệt không nên câu nệ một phương pháp. Khi điều trị bệnh này nên chú ý nhân tố tinh thần, công tác hộ lý. Châm cứu đối với bệnh này cũng có công hiệu, nên kết hợp và ứng dụng.
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.