Bệnh này người ta thường gọi là bệnh hư tổn có nghĩa là: gầy yếu suy nhược, sức khỏe không hồi phục được. Do nội tạng suy tổn gây ra, thường thấy ở các loại bệnh mãn tính hoặc ở những người khó nhọc, vất vả, ăn uống kham khổ, thiếu thốn. Người xưa đã bàn nhiều về loại bệnh này. Trong Thiên Thông bình hư thực luận, sách Tố Vấn nói: “Tính mất gây nên hư”. Trong Thiên điều kinh luận lại nó: “Dương hư thì lạnh ngoài, âm hư sinh nóng trong”, là bước đầu đã nói rõ bệnh hư lao có phân biệt âm hư, dương hư. Trong chương thứ 14 sách Man kinh chỉ rõ là có “Ngũ tổn” nghiã là năm loại hư tổn có quan hệ đến ngũ tạng để có phương pháp điều trị. Sách “Kim quỹ yếu lược” lại viết chuyên đề về bệnh này và nói: “Cách chữa phải dùng ôn bổ là chính, để giúp chính khí hồi phục thì bệnh tà sẽ khỏi, đó là phương pháp cơ bản chữa hư lao.
Ngày nay, trong phương pháp điều trị bệnh này người ta thường dùng thuốc can ôn để bổ tỳ, đồng thời thanh tâm giáng hoả, tư âm nhuận phế, bổ dưỡng can thận. Căn cứ vào các chứng trạng, quan hệ giữa lý luận với thực tế đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Trong sách “Lý hương nguyên giáng” chú ý đến 3 tạng là tỳ, phế, thận. Người ta còn thấy trường hợp do ngoại cảm sau này cũng thành hư tổn. Từ các lý luận và lý pháp phương dược như đã nói trên là một cống hiến có giá trị đối với bệnh hư lao.
Nguyên nhân bệnh lý:
Bệnh này chủ yếu là do thể chất yếu, khó nhọc lam lũ nhiều hoặc việc chăm sóc bồi dưỡng sau khi ốm dậy không tốt gây nên. Cũng có trường hợp đã bị nội thương lại có ngoại cảm, bệnh trong hư có thực, diễn biến rất phức tạp. Cụ thể có 3 nguyên nhân chính như sau:
1) Thể chất suy yếu: Người vốn sức yếu nên ngoại tà dễ xâm nhập, phế chịu bệnh trước, từ ngoại cảm dẫn đến nội thương; Từ một tạng bị tổn thương dẫn đến các tạng khác, hình thành bệnh hư lao. Cũng có trường hợp quá trình phát dục không tốt, sau khi đến tuổi thành niên cơ thể vốn yếu lại có bệnh hoặc sau khi bị bệnh dương khí âm huyết ngày dần hao tổn, làm cho ngũ tạng suy yếu thành hư lao.
2) Phiền lao quá độ: Do lo nghĩ và lam lũ vất vả nhiều hoặc người vốn gầy yếu, quá trình phát triển, phát dục không tốt, tảo hôn khiến tinh lực suy giảm tâm thận bị tổn thương dẫn đến công năng của ngũ tạng mất điều độ, tạng âm suy tổn thành bệnh hư lao. Ngoài ra có trường hợp huyết ứ ngưng kết, can tỳ bị tổn thương hoặc ứ huyết lâu ngày thành can huyết lao.
3) No đói thất thường; với làm lụng vất vả quá sức làm cho khí của tỳ vị bị tổn thương không sinh háo được tinh hoa khí huyết để thấm nhuần tạng phủ da thịt làm cho cơ thể suy yếu không có sức chống đỡ thường bị cảm nhiễm ngoại tà làm cho bệnh thếm dai dẳng trầm trọng.
Những ý kiến trên cho thấy rõ nguyên nhân bệnh có quan hệ mật thiết với ngũ tạng mà ngũ tạng cụ thể là khí huyết, âm dương. Thường tác động và ảnh hưởng với nhau giữa tạng phủ, khí huyết, âm dương với bệnh lý. Ví dụ phế bị bệnh liên qua đến tỳ, tỳ bị bệnh liên quan đến thận. Một tạng bị bệnh sẽ liên luỵ đến tạng khác, khí hư thì dương sẽ suy, huyết hư thì âm sẽ tổn, âm tổn sẽ dẫn đến âm và ngược lại. Vì thế nên trên thực tế lâm sàng, bệnh thường diễn biến phức tạp và trùng lặp nhiều lần.
Biện chứng luận trị:
Triệu chứng của bệnh hư hao có biểu hiện nhiều mặt song đại thể quy nạp vào mấy điểm chính là: khí hư huyết hư, dương hư, âm hư; đồng thời phải kết hợp với chứng trạng của ngũ tạng xuất hiện mà xem xét phân tích và điều trị. Ví dụ hư thì bổ thêm, tổn thì bồi thêm song song với điều trị những chứng bệnh hiện có. .
Bệnh này chia làm bốn thể chính như sau:
A/KHÍ HƯ:
1) Suy nhược do phế khí hư:
Có các triệu chứng thở ngắn ra mồ hôi, người khi nóng khi lạnh, húng hắng ho, thường dễ bị cảm, sắc mặt nhợt, lưỡi nhợt, mạch nhuyễn nhược.
Phân tích: Do phế khí yếu, bì phu không kín vững nên thở ngắn và ra mồ hôi, vinh vệ đều hư nên khí nóng khí lạnh. Vì thế phế chủ da lông, phế khí hư không bảo vệ được bên ngoài, nên dễ bị cảm nhiễm gây nóng, lạnh, ho, thở yếu. Khí huyết đều suy không đủ nuôi dưỡng cơ thể nên sắc mặt nhợt, lưỡi nhợt, mạch yếu cũng là biểu hiện của bệnh hư nhược nếu thường xuyên ra mồ hôi không khỏi là bệnh thuộc dương.
Cách chữa: ích khí cô biểu.
Thuốc dùng bài sau:
BỔ PHẾ THANG gia giảm:
(Vĩnh loại lệnh phương)
Nhân sâm 14g
Hoàng kỳ 16g
Thục địa 30g
Ngũ vị 12g
Tử uyển 12g
Tang bạch bì 14g
Sắc uống
Tác dụng bổ phế khí.. trị phế hư, ho lâu ngày, nắn hơi, ra mồ hôi nhiều.
Trong bài dùng sâm, kỳ để bổ dưỡng phế khí. Tang bạch bì, tử uyển để thuận phế và chữa ho. Vì phế chủ giáng khí, thận chủ nạp khí phế hư khiến thận cùng hư, khi cử động thì ho thở nên phải dùng thục địa, ngữ vị để bổ thận nạp khí.
Nếu đổ mồ hôi nhiều không khỏi thì dùng bài thuốc trên hợp với bài MẨU LỆ TÁN gia giảm có vị: Mẫu lệ, hoàng kỳ, ma hoàng căn, phù tiểu mạch.
để vừa ích khí cố biểu và giữ mồ hôi. Nếu thấy chân âm chân khí đều suy thường sốt về chiều hoặc đêm thì dùng bài hoàng kỳ quy giáp tán để ích khí hoà vinh và trừ hư nhiệt.
2) Suy nhược do tỳ khí hư:
Có các triệu chứng ăn ít, mệt mỏi, đại tiện lỏng, sắc mặt vàng nhợt, lưỡi nhợt, mạch yếu.
Phân tích: Do tỳ vận hoá kém, sự chuyển hoá của tràng vị thất thường nên ăn ít, đại tiện lỏng. Tỳ vị hư, ăn uống và vận hoá kém nên không sinh hóa ra tinh hoa khí huyết để nuôi cơ thể nên mệt mỏi gầy yếu. Nếu bệnh nặng và lâu ngày không khỏi và đại tiện đi lỏng thường xuyên sẽ dẫn đến dương hư.
Cách chữa: ích khí kiện tỳ.
Thuốc dùng bài sau:
SÂM LINH BẠCH TRUẬT TÁN gia giảm:
(Hòa Tể Cục Phương)
Nhân sâm 12g
Sơn dược 16g
Bạch truật 12g
Phục linh 14g
Y dĩ nhân 14g
Biển đậu 16g
Liên nhục 14g
Cát cánh 8g
Sa nhân 4g
Trần bì 12g
Cam thảo 1,5g
(có bài dùng Trần bì hoặc gia thêm Đại táo)
Cách dùng: Tất cả tán bột mịn, mỗi lần uống 8 - 12g với nước sôi nguội hoặc làm thuốc thang sắc nước uống.
Tác dụng: Bổ khí kiện tỳ, thẩm thấp hòa vị, lý khí hóa đàm. trị các bệnh rối loạn tiêu hóa kéo dài, viêm đại tràng mạn tính, ăn kém tiêu chảy hoặc trường hợp viêm cầu thận mạn thuộc thể tỳ hư hoặc trường hợp lao phổi, ho đàm nhiều, chán ăn,
cơ thể mệt mỏi thuộc thể tỳ phế khí hư, dùng bài thuốc này đều có kết quả tốt.
Trong bài dùng sâm, truật để ích khí kiện tỳ, phục linh, cam thảo để hoà thấp và điều hoà bên trong. Hoài sơn, biển đậu, liên nhục, ý dĩ để bổ tỳ và cầm ỉa lỏng. Nếu khí hư thấm xuống, ỉa lỏng lâu ngày không khỏi gia thăng ma, sài hồ. Nếu tỳ dương hư, quặn đau và đi ngoài gia nhục quế, bào khương để ôn trung tán hàn.
Phần trên là bàn bệnh thuộc về khí hư chủ yếu ở tỳ phế song cũng có liên quan đến các tạng khác. Ví dụ là tâm với phế cũng ở vùng trên nên phế hư cũng ảnh hưởng đến tâm nên thường thấy hồi hộp giật thót, thở gấp đổ mồ hôi. Tỳ khí hư cũng ảnh hưởng đến thận cho nên ỉa lỏng, chân tay lạnh, mạch yếu. Vì vậy nói bệnh thuộc về khí hư ban đầu là bệnh ở tỳ phế về sau dẫn đến tâm thận nên trong điều trị cần nghĩ đến tâm thận dương hư. Một điểm nữa là bệnh gan thuộc về khí uất. Khi gan bị bệnh thường liên lụy đến tỳ nên ăn ít, mệt mỏi, đại tiện thất thường, trong điều trị gan cần phải nghĩ đến tỳ.
B/ HUYẾT HƯ:
1) Suy nhược do tâm huyết hư :
Hay mơ màng sợ sệt, giật mình, ít ngủ, sắc mặt nhợt nhạt, mạch tế.
Phân tích: Do tâm huyết thiếu nên mất ngủ, sợ sệt giật mình, vì tâm chủ huyết mạch, huyết hư huyết thiếu nên sắc mặt nhợt nhạt.
Cách chữa: An thần dưỡng huyết.
Bài thuốc. QUI TỲ THANG gia giảm:
(Tế sinh phương)
Nhân sâm 12g
Phục thần 12g
Táo nhân sao 12g
Viễn chí 6g
Hoàng kỳ 12g
Mộc hương 4g
Bạch truật 12g
Nhãn nhục 12g
Đương qui 12g
Chích thảo 4g
Sinh khương 3 lát
Đại táo 3 quả
Cách dùng: Sắc nước uống. Có thể hòa với mật làm thành hoàn, mỗi lần uống 8 - 12g.
Tác dụng: Kiện tỳ dưỡng tâm, ích khí bổ huyết.
Giải thích bài thuốc:
Bài này gồm 2 bài "Tứ quân tử thang" và " Đương qui bổ huyết thang" gia Long nhãn nhục, Toan táo nhân, Viễn chí, Mộc hương, Đại táo là 1 bài thuốc thường dùng để trị chứng tâm tỳ hư tổn.
+Sâm Linh Truật Thảo ( Tứ quân) bổ khí kiện tỳ để sinh huyết là chủ dược.
+Đương qui, Hoàng kỳ bổ khí sinh huyết.
+Long nhãn, Táo nhân, Viễn chí dưỡng tâm an thần.
+Mộc hương lý khí ôn tỳ.
+Sinh khương, Đại táo điều hòa vinh vệ.
+Các vị thuốc hợp lại có tác dụng ích khí kiện tỳ bổ huyết dưỡng tâm.
2) Suy nhược do can huyết hư:
Choáng đầu, hoa mắt, ù tai. Đau vùng hông sườn, sợ sệt, ở phụ nữ thì kinh nguyệt không đều. Người bệnh sắc mặt trắng nhợt, lưỡi nhợt, mạch huyền tế.
Phân tích: Do huyết hư nên không nuôi và nhuận được gan, phần can dương sắc mặt nhợt nhạt, lưỡi nhạt, mạch huyền tế cũng là do huyết hư, can uất gây nên ở phụ nữ khi mạo bệnh này do huyết thiếu cũng không hành kinh được hoặc kinh nguyệt không đều. Mặt khác cũng do huyết ứ mà thấy lưỡi tía mạch tế sác.
Cách chữa: Bổ huyết dưỡng can, hoạt huyết hoá ứ.
Thuốc dùng bài: TỨ VẬT THANG gia giảm:
(Hòa tể cục phương)
Thục địa hoàng 24g
Bạch thược 16g
Đương qui 16g
Xuyên khung 8g
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Bổ huyết điều huyết, hoạt huyết điều kinh.
Giải thích bài thuốc:
+Thục địa tư thận bổ huyết dưỡng bào cung là chủ dược.
+Đương qui bổ dưỡng can huyết, hoạt huyết điều kinh.
+Bạch thược dưỡng huyết hòa can.
+Xuyên khung hoạt huyết hành khí sơ thông kinh mạch.
Các vị thuốc cùng dùng thành một bài thuốc có tác dụng bổ huyết điều huyết, trị các chứng huyết hư huyết trệ.
Nếu hay sợ sệt giật mình gia táo nhân, viễn chí, long xỉ để chấn tâm an thần. Nếu bệnh gan đau vùng hông sườn gia sài hồ, uất kim, hương phụ để sơ gan giải uất. Nếu bị bệnh gan lâu ngày bên trong có ứ huyết hoặc phụ nữ bế kinh dùng bài Đại hàng manh trùng hoàn để hoạt huyết hoá ứ. Nếu ốm lâu khí huyết hư suy thì gia thêm các vị bổ khí dưỡng huyết.
Trên đây là nói chứng trạng của tâm can huyết hư nhưng trên thực tế đều có liên quan đến ngũ tạng. Bệnh phế thận huyết hư phần nhiều thuộc âm hư. Tỳ là nguồn gốc sinh hoá của khí huyết có quan hệ đến sự tàng huyết của can rất lớn. Bệnh huyết hư là do thiếu máu hoặc do mất máu quá nhiều.
Cách chữa tâm can huyết hư: Là vừa bổ tỳ để sinh khí huyết, vừa bổ dưỡng khí huyết kết hợp với giải uất lấy bài quy tỳ thang là chính.
C/ DƯƠNG HƯ:
1) Suy nhược do tỳ dương hư:
Ăn ít, sợ lạnh, mệt mỏi, bụng đau hoặc sôi, đại tiện lỏng, đôi khi nôn, nấc, sắc mặt vàng nhợt, lưỡi nhợt mạch tế nhược.
Phân tích: Do tỳ vị khí hư nên tỳ dương không mạnh, khí hư, hàn bên trong nên không vận hoá được thức ăn để đi nuôi cơ thể nên gầy sút mệt mỏi. Do âm hàn dương yếu hàn khí ngưng tụ nên bụng đau và đại tiện lỏng. Nếu đại tiện lỏng mà đi vặt hoặc ăn vào nôn ra, sắc mặt vàng, nhợt nhạt, mạch yếu là biểu hiện của tỳ dương hư, thận dương yếu.
Cách chữa: ôn trung kiện tỳ.
Thuốc dùng bài:
PHỤ TỬ LÝ TRUNG HOÀN gia giảm:
(Thương hàn luận )
Phụ tử chế 4g
Đảng sâm 12g
Can khương 12g
Chích thảo 12g
Bạch truật 12g
Cách dùng: Tất cả tán bột mịn dùng mật luyện thành hoàn mỗi lần uống 8 - 16g, ngày uống 3 lần. Có thể sắc thuốc thang uống.
Tác dụng: ôn trung khu hàn, bổ ích tỳ vị. Trị tỳ dương hư, mệt mỏi, mất ngon miệng, sợ lạnh, sợ gió, thích nóng, thích uống nóng, đau thượng vị khi gặp lạnh, tay chân nặng, phù, lạnh, hô hấp ngắn, bụng lạnh, viêm dạ dày
Giải thích bài thuốc:
+Can khương khu hàn hồi phục tỳ dương là chủ dược.
+Đảng sâm bổ khí kiện tỳ.
+Bạch truật kiện tỳ táo thấp
+Phụ tử hồi dương
+Chích thảo bổ tỳ hòa trung và điều hòa các vị thuốc.
Trong bài dùng phụ tử để giúp phần dương, bào khương để làm ấm trong trừ lạnh, sâm, truật, thảo để bổ khí kiện tỳ giúp công năng vận hoá. Nếu đi lỏng bụng đau gia ích trí, nhục quế để ôn thận chỉ tả. Nếu ăn xong nôn ra gia bán hạ, trần bì để hoà trung đưa khí nghịch xuống.
2) Suy nhược do thận dương hư:
Sợ lạnh, chân tay lạnh, ỉa lỏng, phân xanh, phân sống, đau mỏi vùng thắt lưng, thường di tinh, đái nhiều, liệt dương, sắc mặt nhợt, vàng nhợt, lưỡi nhợt hơi thở và tiếng nói yếu, mạch trầm trì.
Phân tích: thận dương hư tức là mệnh môn hoả suy ví như dưới nồi không lửa không thể nấu chín được thức ăn để nuôi dưỡng tạng phủ làm ấm bên trong nên sợ lạnh, chân tay lạnh, ỉa lỏng v.v... vùng thắt lưng là vị trí của thận là nơi xuyên qua của mạch đốc mà mạch đốc là chủ về phần dương mà phần thận dương yếu nên đau lưng, di tinh, đái nhiều, liệt dương, mặt vàng nhợt, thở, nói yếu, mạch trầm trì là biểu hiện của âm hàn nhiều, dương khí hư nặng.
Cách chữa: ôn bổ thận dương và bồi bổ tinh huyết.
Thuốc dùng bài:
TẾ SINH THẬN KHÍ HOÀN gia giảm:
(Kim quĩ yếu lược)
Can địa hoàng 32g
Sơn thù 16g
Bạch linh 12g
Sơn dược 16g
Trạch tả 12g
Đơn bì 12g
Phụ tử chế 4g
Quế chi 10g
Đỗ trong 14g
Đương quy 14g
Lộc giác giao 12g
Thổ ty tử 12g
Cách dùng: Theo tỷ lệ trên tất cả tán bột mịn luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 4 - 8g, có thể làm thuốc thang
sắc uống.
Tác dụng: Ôn thận tráng dương, bổ tinh huyết. Chủ trị: Các chứng thận dương bất túc, mệnh môn hỏa suy, lão suy.
Lâm sàng biểu hiện các triệu chứng: sợ lạnh, chân lạnh, hoạt tinh, liệt dương, chân đau, gối mỏi.
Trong bài dùng phụ tử, nhục quế để ôn bổ thận dương; thỏ ti tử, cao ban long để ôn bổ thận tinh và chữa di tinh liệt dương đi tiểu nhiều; Cùng với thục địa, hoài sơn, sơn thù, đỗ trọng cùng phối hợp để ôn thận tráng dương và bổ thận tinh ngoài ra còn để phối hợp âm dương. Gia thêm kỷ tử, đương quy để bổ huyết dịch thành một đội ngũ hùng hậu. Nếu ỉa lỏng nhiều lần nên gia những vị thuốc tráng dương, kiện tỳ như: sâm, kỳ, truật, thảo.
Như trên đã nói về những triệu chứng dương hư phần nhiều là do khí hư dẫn đến. Trên thực tế ngoài tỳ vị ra thì tâm dương hư thường thấy nhiều gây ra giật thót, khó thở, buồn bực, đau nhói vùng tim. Mặt khá
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.