Đặc điểm của bệnh cổ trướng là da vàng, bụng to thậm chí bụng ngực nổi gân xanh, chân phù người xưa căn cứ vào bệnh này mà chia làm nhiều loại như: thủy cổ, trùng cổ, tri thù cổ, đơn cổ trướng v.v... sau này người ta lại quy nạp làm mấy loại như: khí cổ, huyết cổ, thủy cổ, trùng cổ, nhưng chủ yếu có 3 loại là: khí, huyết, thủy. Trong 3 loại ấy có cái là chính yếu, có cái là thứ yếu nhưng đều có quan hệ với nhau như: xơ gan, bụng nước sóng vỗ, kết hạch, viên phúc mạc v.v... đều thuộc vào phạm trù của bệnh cổ trướng.
Nguyên nhân bệnh lý:
Loại bệnh này chủ yếu là do can tỳ bị tổn thương, có 4 nguyên nhân chính như sau:
1) Do tình khí uất kết khí mất sự điều hành, can khí uất trệ khiến huyết dịch không được lưu thông mạch lạc ở can bị huyết ứ uất tích lại làm cho can không sơ tiết ảnh hưởng đến sự vận hoá của tỳ vị dẫn đến thủy thấp đình lưu lâu ngày không chuyển hoá trở ngại trung tiêu làm cho can tỳ chịu bệnh dần dần ảnh hưởng đến thận làm cho tiểu tiện không được bài tiết gây thành cổ trướng.
2) Do uống rượu quá nhiều, ăn uống không điều độ tổn thương đến tỳ vị khiến chức năng vận hoá của tỳ vị kém, khí đục dồn tụ lại làm cho trong đục lẫn lộn khí huyết uất trệ, sự điều đạt của can kém, thận khí không hoá được, việc đóng mỏ bài tiết giảm; thủy trọc dồn lại dần dần thành cổ trướng.
3) Do giun và sự cảm nhiễm đường máu, điều trị không kịp thời lâu ngày ảnh hưởng đến can tỳ, mạch lạc bị ứ tắc, sự thăng giáng thất thường, đục trong lẫn lộn, tích trệ dần dần thành cổ trướng. Như trong Chư bệnh nguyên hậu luận nói: Do thủy độc khí kết tụ bên trong khiến bụng to thành cổ trướng.
4) Do hoàng đản và tích tụ lâu ngày. Hoàng đản là phấp nhiệt nung nấu tổn thương can tỳ, khí huyết ngưng trệ dần dần thành cổ trướng. Tích tụ là khí uất, đờm nung lâu ngày thành khối làm khí cơ bị ủng trệ thủy thấp đình tụ lại thành cổ trướng là từ trưng hà tích tụ, bế khối mà thành.
Như trên đã nói, bệnh này có nhiều nhân tố khác nhau dẫn đến can, tỳ, vị bị tổn thương thành bệnh. Hoặc do can khí uất trệ, mạch lạc ủng tắc thành ứ tích hoặc do chức năng vận hoá của tỳ vị kém, thuỷ không đưa xuống dưới chất chứa ở trong ngày càng nhiều ảnh hưởng đến tỳ vị rồi đến thận làm cho thận hư khí hoá không tốt, thủy trọc không xuống bàng quang và tiết ra ngoài được đình tụ càng nhiều can, tỳ, thận càng tổn thương, chính khí ngày càng suy yếu đẫn đến bệnh ngày càng trầm trọng.
Biện chứng luận trị:
Trong biện chứng và trị liệu, khái quát bệnh này có 2 loại hình chính là thực trướng và hư trướng, khi mới phát chính khí và tạng phủ còn thực, cách chữa về tiêu (chữa ngọn) là chính, như hành khí tiêu tích trục thủy, phá ứ để tiêu trướng. Nếu các chứng thực đã tiêu, chính khí hư, đồng thời phải dưỡng can, kiện tỳ, bổ thận làm gốc. Nếu bệnh lâu, tạng phủ và chính khí đã bị tổn thương, bị tà khí ủng trệ thì gốc là hư, ngọn là thực, điều trị phải bổ chính công tà, tiêu bán cùng trị (chữa cả gốc và ngọn).
A) THỰC TRƯỚNG:
1) Cổ trướng do khí độc thấp trở:
Bụng to căng ấn, mềm, hông buồn đầy tức hoặc đau nhói, ăn ít, châm tiêu. Sau khi ăn ậm ạch khó chịu, đầy hơi ợ hơi đại tiện nhão, rặn khó hoặc đi vặt, tiểu tiện ngắn ít, rêu lưỡi trắng nhợt mạch huyền.
Phân tích: Do Can tỳ không được hoà, khí trệ gây nên đầy trướng, do thấp trọc trở ngại bên trong nên bụng to căng ấn mềm. Chức năng điều đạt của can và kinh lạc bị trở trệ nên hông bụng đầy tức đau nhói. Do thấp trở và khí trệ, chức năng vận hoá của tỳ vị kém nên ăn ít, chậm tiêu, đầy, sau khi ăn ậm ạch khó chịu v.v...
Cách chữa : Sơ can, lý khí, hành thấp tiêu trướng.
Thuốc dùng bài sau:
SÀI Hồ SƠ CAN TÁN gia giảm:
(Trương Cảnh Nhạc)
Sài hồ 8g
Hương phụ 6g
Chích thảo 2g
Bạch thược 6g
Chỉ xác 6g
Trần bì 8g
Xuyên khung 6g
Cách dùng: Tán bột, ngày uống 8g. Có thể sắc uống.
Tác dụng trị: Sơ can, giải uất, lý khí, hòa vị, chỉ thống. Trị nộ khí thương can, bụng trên đầy trướng, vùng thượng vị đau, ợ hơi, ợ chua, dạ dày tá tràng loét, táo bón, rêu lưỡi trắng mỏng
hợp với bài Bình vị tán gia giảm gồm có vị: Thương truật, hậu phác, trần bì, cam thảo, sinh khương, đại táo. Bài trên là để sơ can lý khí, bài dưới để hoà thấp tiêu trướng, tiểu tiện ít gia xa tiền, trư linh, trạch tả; bụng căng đầy gia mộc hương, binh lang; nếu lưu hàn thấp nặng đại tiện lỏng gia phụ tử, can khương; Nếu thấp nhiệt nặng, buồn nóng, miệng khô, tiểu tiện vàng dắt gia chi tử, đại hoàng.
2) Cổ trướng do nhiệt uất huyết ứ:
Bụng to căng chắc, hông sườn đau nhói mắt vàng, mắt vàng xám, miệng khô, môi đỏ, buồn nóng, tiểu tiện vàng dắt, đại tiện khô táo, lưỡi đỏ, rêu dày, mạch huyền sác.
Phân tích: Do thấp nhiệt ủng kết, khí trệ thủy đình, tỳ vị tổn thương nên bụng to căng chắc, hông bụng đau nhói. Nếu khí trệ huyết ứ nặng thì bụng to nổi gân xanh. Do thấp nhiệt nung nấu nên da vàng mắt vàng. Bệnh lâu can thận đều hư nên sắc đen xám, môi đỏ là nhiệt tại phần huyết, phiền khát, rêu lưỡi vàng, đại tiện táo bí, tiểu tiện vàng và bệnh thuộc thực nhiệt; mạch huyền sác là can hoả vượng.
Cách chữa: Thanh nhiệt lợi thủy, hoạt huyết, hoá ứ.
Thuốc dùng bài: nhân trần cảo thang (184) hợp với bài Hoà ứ thang gia giảm. Bài trên để thanh nhiệt hoá thấp, bài dưới để hóa ứ lợi thủy. Nếu cổ trướng to, thể trạng khá, tạm dùng bài sau:
THẬP TÁO THANG gia giảm:
(Thương hàn luận):
Đại kích
Nguyên hoa
Cam toại
Đại táo
Cách dùng: liều bằng nhau tán nhỏ mỗi lần dùng 12g/ 3 lần.
Công dụng: công trục thủy ẩm, trị thái dương trúng phong.
hoặc các bài thủy khác trong điều trị nên chú ý đến tỳ vị, không nên công phạt nhiều, sau khi công nên tiêu từ từ kèm theo với bổ.
HƯ TRƯỚNG:
1) Cổ trướng do tỳ thận dương hư:
Bụng to căng đầy nặng về chiều tối, buồn bực, mệt mỏi, sợ lạnh hai chi dưới phù, tiểu tiện ngắn ít, da vàng, nhạt, lưỡi nhợt, mạch trầm tế.
Phân tích: Do dương khí của tỳ thận không vận chuyển, nước lạnh đình tụ nên bụng to căng, nặng về chiều. Do tỳ dương hư không vận hoá được thức ăn uống nên hông bụng đầy tức, buồn bực. Do dương khí không thông đau trong ngoài nên chân tay lạnh, sợ lạnh, mệt mỏi. Nếu dương hư, thủy thấp lưu trú ở dưới không theo đường tiểu tiện ra được gây nên hai chi dưới phù to. Thận dương yếu ở bàng quang khí chuyển hoá không thuận lợi nên tiểu tiện ít, da vàng, nhợt nhạt cũng do tỳ thận hư, khí huyết thiếu gây nên lưỡi nhợt, mạch trầm tế cũng là do tỳ thận dương hư và biểu hiện huyết ứ.
Cách chữa: Kiện tỳ ôn thận, hoá khí lợi thủy.
Thuốc dùng bài sau:
PHỤ TỬLÝ TRUNG THANG gia giảm:
(Hòa tễ cục phương)
Đảng sâm 14g
Can khương 12g
Chích thảo 8g
Bạch truật 12g
Cách dùng: Tất cả tán bột mịn dùng mật luyện thành hoàn mỗi lần uống 8-16g, ngày uống 3 lần. Có thể sắc nước uống.
Tác dụng: Ôn dương khu hàn, bổ ích tỳ vị.
Giải thích bài thuốc: Trong bài thuốc vị Can khương ôn trung khu hàn hồi phục tỳ dương là chủ dược. Đảng sâm bổ khí kiện tỳ, Bạch truật kiện ký táo thấp và Chích thảo bổ tỳ hòa trung và điều hòa các vị thuốc.
hợp Ngũ linh tán gia giảm gồm có vị: Quế chi, bạch chỉ, bạch truật, phục linh, trư linh, trạch tả. Bài này dùng ôn vận dương khí ở tỳ thận và lợi thủy là chính. Nếu hai chi dưới phù to đái ít hợp với bài Tế sinh thận khí hoàn để bổ âm, trợ dương, hoà khí lợi thủy.
2) Cổ trướng do can thận âm hư:
Bụng to căng, ấn chắc, nặng thì nổi gân xanh khắp vùng bụng, ngực, người gầy gò, mặt vàng xám, miệng khô môi đỏ, buồn bực, chân răng có khi ra máu hoặc chảy máu cam, tiểu tiện vàng ngắn dắt, lưỡi khô đỏ, mạch huyền sác.
Phân tích: Do bệnh lâu ngày can tỳ thận đều bị tổn thương dẫn tới thủy khí đình trệ không chuyển hoá được ứ huyết không thông nên bụng căng chắc nổi gân. Khí huyết không nuôi dưỡng lên trên nên mặt xám môi đỏ, âm dịch thiếu nên miệng khô lưỡi đỏ. Do âm hư hoá vượng huyết nhiệt nên buồn bực, ra máu mũi và chân răng, khí thận và bàng quang chuyển hoá không thuận lợi nên tiểu tiện vàng dắt. Mạch huyền sác cũng là biểu hiện của can thận âm hư huyết nhiệt.
Cách chữa: Nuôi dưỡng can thận, lương huyết hoá ứ.
Thuốc dùng bài sau:
NHẤT QUÁN TIỄN gia giảm:
( Liễu châu y thoại)
Thành phần:
Bắc sa sâm 12g
Đương qui 12g
Câu kỷ tử 24g
Mạch đông 12g
Sinh địa 30g
Xuyên luyện tử 6g
Cách dùng: sắc nước uống, liều lượng tùy tình hình bệnh gia giảm.
Tác dụng: Dưỡng âm sơ can.
Giải thích bài thuốc:
+Bài thuốc này tác dụng chủ yếu là tư dưỡng can âm, sơ can lý khí. Trong bài:
+Sinh địa tư dưỡng Can thận là chủ dược.
+Bắc Sa sâm, Mạch môn, Kỷ tử đều có tác dụng hỗ trợ tư can dưỡng âm.
+Đương qui dưỡng huyết hòa can.
+Xuyên luyện tử sơ can tán nhiệt.
Các vị thuốc dùng chung hợp thành một bài thuốc có tác dụng dưỡng can thận âm, sơ can lý khí.
hợp với bài CÁCH HẠ TRỤC Ứ THANG gia giảm gồm có vị: Ngũ linh chi, đương quy, xuyên khung, đào nhân, xích thược, đan bì, ô dược, diên hồ sách, cam thảo, hương phụ, hồng hoa, chỉ xác.
Bài này vừa bồi dưỡng thận âm thanh can tả hoả và lương huyết, hoá ứ. Nếu nóng trong nhiều, miệng khô môi đỏ gia huyền sâm, thạch học. Có sốt về chiều gia sài hồ, địa cốt bì. Tiểu ít gia trư linh, hoạt thạch. Chảy máu chân răng hoặc máu mũi gia tiên hạch thảo, mao căn.
Nếu thấy mệt mỏi hôn mê phải dùng ngay TỬ TUYẾT ĐƠN gia giảm gồm có vị: Hắc tích, lưu thạch cao, hàn thuỷ thạch, từ thạch, linh dương giác, mộc hương, tế giác, trầm hương, đinh hương, thăng ma huyền sâm, cam thảo, mang tiêu ,tiêu thạch, chu sa, xạ hương, hoàng kim.
Tóm lại: bệnh cổ trướng là bệnh khó và nặng, nếu được điều trị sớm thì đạt nhều hiệu quả. Trong quá trình điều trị nên theo dõi sự diễn biến của bệnh tật nếu bụng to căng dùng thuốc lợi thủy ít hiệu quả thì phải dùng thuốc trục thủy như bài Đan sa hoàn. Sau khi uống thuốc các phản ứng như mệt mỏi, nôn, mửa, choáng váng là biểu hiện của tỳ vị tổn thương cần phải kèm bổ dương và điều trị tỳ vị.
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.