Tà của ngoại cảm lục dâm xâm nhập vào thân thể người ta mà phát bệnh, đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến thân thể làm biến hoá khí huyết, kinh lạc, tạng phủ, âm dương. Loại biến hoá này nếu vượt quá phạm vi sinh lý bình thường thì sẽ phát sinh bệnh tật.
Khí hậu tự nhiên bao gồm phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả 6 loại gọi là “lục khí”. Với sự biến hoá bình thường của 6 loại khí hậu ấy, thân thể người ta đủ sức điều tiết, không gây ra tật bệnh. Nếu khí hậu biến hoá khác thường như mùa xuân đáng lẽ ôn mà lại hàn, mùa hạ đáng lẽ nóng mà lại mát, mùa thu đáng lẽ mát mà lại nhiệt, mùa đông đáng lẽ hàn mà lại ôn. Đó là cái khí trái gây thành bệnh. Lục khí gây nên bệnh ấy gọi là “lục dâm” (dâm có nghĩa là tà). Hoặc cả hai khí hậu biến hoà bình thường nhưng sức đề kháng ở bản thân người ta kém cũng có thể gây nên bệnh. Ví dụ mùa xuân nhiều bệnh phong ôn, mùa hạ nhiều bệnh thư (nắng); mùa thu nhiều bệnh táo, mùa đông nhiều bệnh hàn và giữa lúc bốn mùa giao nhau mưa dầm nhiều mà sinh ra bệnh thấp. Bệnh tật do lúc dâm ngoại cảm gây nên tuy có tính thời tiết nhất định như tà khí lấn mạnh có thể hoá hoả, gọi chung là nhiệt bệnh. Do khí hậu thiên nhiên biến hoá phức tạp và thân thể mỗi người khác nhau (như hoàn cảnh sinh sống, yếu tố tinh thần, yếu tố thể lực) trong cùng một mùa, cùng chịu tác động của ngoại tà như nhau, phát sinh tật bệnh khác nhau, đó là khái niệm cơ bản về lục dâm gây bệnh của nền y học dân tộc.
Thương hàn căn cứ vào bệnh chứng lục kinh. Tà của phong hàn là do lỗ chân lông truyền vào kinh mạch mà đi vào tạng phủ. Bệnh lý biến hoá là bị phong hàn xâm nhập từ biểu vào lý, từ dương chuyển âm, cho nên đặc điểm lâm sàng, ban đầu thường thấy là thương hàn biểu chứng như phong hàn không giải được nhập lý hoá nhiệt mà chuyển thành lý nhiệt thực chứng. Bệnh thương hàn lâu ngày không khỏi ở tình trạng chính hư dương suy thì bệnh lý là nội tạng tổn thương, dương khí hư nhược, tả bí nội hàm, bệnh nhân buồn ngủ, mạch vi tế, tiểu tiện không kìm được, bụng đầy, chân tay lạnh. Ôn bệnh căn cứ vào bệnh chứng vệ khí vinh huyết. Tà của ôn nhiệt do miệng mũi mà vào theo vệ khí vinh huyết rồi vào thượng trung, hạ tiêu và tạng phù của nó. Biến hoá của bệnh lý do ôn là dương tà, rất dễ hoá hoả tổn thương âm, tiêu hao tân dịch thậm chí hao huyết, động huyết. Đặc điểm lâm sàng của nó là biến chứng, do thời gian tà ở vệ phận tương đối ngắn, sợ lạnh mà sốt cao không lùi thì tà ở khí phận, cho thấy một loạt hiện tượng bệnh lý là nhiệt thịnh, làm tổn thương tân dịch. Nếu nhiệt vận không lui, có thể chuyển vào vinh huyết, xuất hiện triệu chứng nguy cấp hôn mê nói lảm nhảm, run rẩy, co giật, lạnh chân tay, huyết chạy lung tung. Đó là những chứng nguy cấp. Biện chứng lục kinh và biện chứng vệ khí vinh huyết xuất phát từ thuyết “Thương hàn luận” và “ôn bệnh học” cả hai đều có tác dụng chỉ đạo nhất định trên thực tế để thực hiện thông suốt. Vì vậy trong y học dân tộc sau khi hiểu rõ biện chứng lục kinh và biện chứng vệ khí vinh huyết cần phải hiểu thêm mối liên hệ giữa chúng.
Bệnh chứng vệ khí vinh huyết là phát triển bổ sung từ biện chứng lục kinh, biện pháp phản loạn chứng hậu của hai biện chứng này khác nhau nhưng có nhiều chỗ giống nhau. Ví dụng “bệnh về phận” và “bệnh khí phận” của học thuyết ôn bệnh có một phần tương tự như “bệnh thái dương”, “bệnh dương minh” của thương hàn luận. “Thương hàn luận” với chứng hậu bệnh nhiệt ngoại cảm nhiệt vào vinh huyết nói lảm nhảm, hôn mê còn chưa có nhận thức và biện pháp trị liệu đầy đủ, đến học thuyết ôn bệnh đã có phát triển. Học thuyết ôn bệnh đã tổng kết được không ít kinh nghiệm về chẩn đoán xem lưỡi và phát ban, mà “Thương hàn luận” về phương pháp này còn thiếu sót. Đặc biệt là với người mắc bệnh dương minh ra huyết nói lảm nhảm (tức là xuất huyết đường ruột) đã đề ra biện pháp trị liệu thiết thực. Lại như học thuyết ôn bệnh được cho rằng ôn là dương tà, chỉ có thể hại âm mà không hại dương mà không nhìn thấy tính chất của bệnh tật có thể chuyển hoá trong điều kiện nhất định; “Thương hàn luận” đã tìm ra “chứng vong dương” và chính khí hư, tà hãm lại, chứng thiếu dương “Buồn ngủ mạch vi tế” chứng thái âm “Bụng đầy đại tiện tự chảy v.v... “Trong học thuyết ôn bệnh biện chứng về khí vinh huyết chưa nêu lên được chứng hậu chính khi suy nhược cơ thể xuất hiện dương hư. Qua đó ta thấy cả hai học thuyết thương hàn luận và học thuyết ôn bệnh đấu tranh với nhau lâu dài không thôi, đối lập thương hàn với ôn bệnh, phái trước cường điệu lục kinh, phái sau cường điệu vệ khí vinh huyết. Phái trước cường điệu thương tổn dương, cách chữa phù dương cứu nghịch là chính. Phái sau cường điệu tổn thương âm, lấy bảo tồn tân dịch là chính. Thực ra nhận thức đó xuất phát từ thực tế lâm sàng nhưng chỉ phản ánh một khía cạnh của bệnh ngoại cảm nhiệt. Vì vậy chúng ta phải nhìn vấn đề một cách toàn diện, lấy cái sở trường, bỏ cái sở đoản, thống nhất hai học thuyết thương hàn và ôn bệnh trong thực tế ứng dụng lâm sàng tạo điều kiện sáng tạo tốt trong việc Đông Tây y kết hợp.
Tóm lại: bệnh ngoại cảm thuộc nhiệt lúc mới phát thường thuộc biểu chứng, lúc sốt cao thuộc về lý chứng, nhiệt chứng và thực chứng, về sau thường thuộc hư chứng mà âm hư là chính. Trong điều kiện nhất định có thể chuyển thành dương chứng và hàn chứng. Vì vậy ta có thể thấy rất rõ mối quan hệ giữa biện chứng tạng phủ, biện chứng lục kinh và biện chứng vinh vệ, đó là một thể thống nhất, là cách vận dụng có thể của biện chứng bát cương. Chúng ta cần có cách nhìn toàn diện, biết kết hợp chúng lại, vận dụng linh hoạt trong thực tiễn lâm sàng mới có cách chẩn đoán và trị liệu chính xác, đạt tới mục đích chứng bệnh mau khỏi
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.