Đờm ẩm còn gọi ẩm chứng là tuỷ dịch ở một bộ phận trong cơ thể đình tích lại không chuyển hoá được. Sách Nội kinh đã sớm cho là “tích ẩm” Kim quỹ yếu lược cho là “Đờm ẩm” là do uống, rồi nước đình tụ lại từng bộ phận khác nhau. Trong phạm vi rộng bệnh đờm ẩm chia làm 4 loại. ở tràng vi gọi là “đờm ẩm”, ở dưới hông sườn gọi là “huyền ẩm”, Lưu tán ra tứ chi gọi là “dật ẩm”, ở ngực phổi gọi là chi ẩm”; Ngoài ra còn có các loại “vi ẩm”, “lưu ẩm”, “phục ẩm”. Trên thực tế cũng thuộc 4 loại trên.
Trên lâm sàng thường có ở các bệnh mạn tính viêm phế quản, hen suyễn, viêm phúc mạc, công năng của tràng vị (ruột và dạ dày) rối loạn, trĩ, lỵ cần tham khảo để phân tích và điều trị.
Nguyên nhân và bệnh lý:
Bệnh này, phát sinh có 2 nguyên nhân, bên trong và bên ngoài. Nguyên nhân bên trong là do dương khí kém không vận hoá được thủy dịch. Nguyên nhân bên ngoài là bị hàn thấp xâm nhập hoặc ăn uống không điều độ khiến dương khí bị uất không vận hoá được gây nên. Trong quá trình phát bệnh, 2 nguyên nhân ấy thường ảnh hưởng và tác động lẫn nhau.
a) Do ngoại cảm hàn thấp: như cảm nhiễm khí hậu ẩm lạnh dẫn nước, ngoài hàn thấp: như cảm nhiễm hậu ẩm lạnh, dầm nước, ngoài biểu và phần vệ khí bị tổn thương dần dần vào lý. Dương khí nội tạng do đó bị khốn đốn, không chuyển hoá được súc tích lại thành bệnh.
b) Do ăn uống: như uống nhiều nước lạnh hoặc ăn các thứ sống lạnh; nóng lạnh thương tổn bên trong; dương khí bị uất cản trở đến chức năng vận hoá của kỳ đình trệ lại thành ẩm. Như sách Kim quỹ yếu lược: “Uống nhiều ắt phát đầy thở”, “ăn ít uống nhiều nước đình dưới vùng tim” ý nói rằng uống nhiều hoặc ăn ít uống nhiều nước đình lưu lại thành bệnh “ẩm” (ẩm là uống chứ không phải ẩm thấp).
c) Dương khí hư nhược: Thủy dịch trong cơ thể mà lưu thông chuyển hoá; Dương khí bị suy yếu, người già hoặc ốm lâu khiến tỳ thận dương bị yếu, thủy dịch không chuyển hoá được đình tích thành bệnh âm.
Đối với bệnh này tỳ, phế, thận đều có sự thống nhất trong cả quá trình chuyển hoá, trong đó việc điều hành thủy dịch đi xuống thì phế có tác dụng chính, phối hợp với chức năng hấp thu của tỳ và chức năng chưng cất và phân thanh trọc của thận; khí ở ba tạng ấy đầy đủ thì công năng hấp thu, vận hành và bài tiết thủy dịch tốt. Trong ba tạng ấy thì dương khí của tỳ và thận là chủ yếu. Về mặt lý đều có ảnh hưởng đến ba tạng. Nếu như bị cảm hàn thấp, trước hết phạm vào phế sau đến tỳ rồi tổn thương đến thận; Nếu như do ăn uống trước hết tổn thương tỳ sau đến phế và thận. Bệnh ẩm thuộc dương hư trong tỳ thận là chính, song cũng đi ngược lên ảnh hưởng vào phế, do đó nên khi chẩn đoán và điều trị cần chọn ra phân biệt những loại hình.
Bệnh chứng luận trị:
Bệnh ẩm trước hết phải xác định ẩm tà ở bộ phận nào để từ đó mà có cách điều trị. Nếu ẩm lưu ở tràng vị (dạ dày và ruột) thì vùng bụng và rốn có tiếng nước ọc ạch, uống vào hay nôn; ở phế thì ho thở đờm rãi nhiều; ở hông sườn thì thấy hông sườn đau tức, ho thở đau nhiều; ở bàng quang thì vùng bụng dưới và hố chậu đau thắt hoặc căng tức, tiểu tiện ít, khó đi; đồng thời phải căn cứ vào những đặc điểm như âm hư dương thịnh hoặc gốc, ngọn, mãn hay cấp để điều trị. Về mặt này sách Kim quỹ yếu lược nói: “Cần phải thông tán, lợi thủy, trục ẩm, ôn tán V.V.. “và nói rõ” Chữa bệnh đờm ẩm phải dùng thuốc ôn, thuốc hoà”. Nếu bệnh ẩm là tà gặp lạnh thì ngưng, gặp ẩm thì tan, những cách chữa như trên đều phải chú ý đến thuốc ôn và hoà; Nếu thuộc dương hư thì phải kiện tỳ, ôn thần là chính.
Bệnh ẩm có mấy loại như sau:
1 ) Ẩm và tích ở phế:
Có các triệu chứng: Ho, thở, hông ngực đầy tức, thậm chí không nằm được, đờm rãi nhiều, gặp lạnh phát tăng, ban đầu có sốt, sợ lạnh, đau mình, rồi mặt phù nhẹ, lưỡi nhợt, mạch huyền khẩn.
Phân tích: Do ẩm tà tích vào phế gây trở ngại sự thống giáng của phế khí và do cảm nhiễm phong hàn gây nên, mặt phù nhẹ cũng do thủy khí theo ho thở bốc lên.
Cách chữa: ôn phế, hoá đờm, định suyễn, chữa ho.
Thuốc dùng bài: ÔN THỂ HÓA ẨM THANG gia giảm:
(380 Bài Thuốc Đông Y Hiệu Nghiệm)
Bạch thược 14g
Bán hạ 10g
Ma hoàng 6g
Quế chi 12g
Can khương 6g
Tế tân 6g
Ngũ vị 8g
Cam thảo 4g
Cách dùng: Sắc uống
Tác dụng trị cảm phong hàn, đàm ẩm đình trệ bên trong, ho suyễn, đàm nhiều màu xanh loãng.
Nếu bệnh lâu, hoá thành nhiệt uất, dưới vùng tim nhói tức, miệng khát, buồn bực, mặt xám, lưỡi vàng, mạch trầm khẩn nên hành thủy, tán kết, thanh nhiệt, bổ hư; dùng bài Mộc PHÒNG Kỹ THANG gia giảm:
(Kim quỹ yếu lược):
Mộc phòng kỹ 120g
Thạch cao 40g
Quế chi 80g
Nhân sâm 160g
Cách dùng: Sắc 600ml nước còn 200ml uống ấm.
Tác dụng: bổ hư, thông dương, thanh khí lợi lợi thủy. Trị hàn ẩm hoá nhiệt, ho thở ngắn,đàm ít dính, mũi hong khô ráo, ngực đầy chướng...
Sau khi uống thuốc thấy đỡ nhói tức dưới vùng tim thì bỏ thạch cao, gia bạch linh, phác tiêu để thông thủy kết tán.
2 ) Ẩm đình trệ ở hông bụng:
Có cắc triệu chứng: Hông bụng đầy tức, ho, ra nhiều đờm rãi, khi cựa, khí ho thở đau nhiều hoặc thở ngắn hơn, lưỡi trắng, mạch huyền.
Phân tích: Hông ngực là nơi thăng giáng của khí cơ, khí bị ẩm đình trệ gây trở ngại nên hông ngực đau tức khi ho thở mạnh và cử động mạnh, ẩm bức bách lên phổi nên ho thở và đờm rãi, đoản hơi.
Cách chữa: Công trục thủy ẩm.
Thuốc dùng bài: THẬP TÁO THANG gia giảm:
( Thương hàn luận )
Thành phần:
Đại táo 10 quả
Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa lượng bằng nhau.
Cách dùng: Ba vị Nguyên hoa, Cam toại, Đại kích tán bột mịn. Trộn đều, mỗi lần uống từ 0,5 - 1,5g, ngày 1 lần vào sáng lúc bụng đói với nước sắc Đại táo. Nếu sau khi uống thuốc tiêu chảy không cầm thì ăn cháo gạo lúc nguội.
Tác dụng: Công trục thủy ẩm.
Giải thích bài thuốc:
+Cam toại trục thủy thấp.
+Đại kích tả thủy thấp ở tạng phủ.
+Nguyên hoa công trục thủy ẩm ở ngực sườn.
+Ba vị đều có tác dụng công trục mạnh và có độc dễ làm tổn thương chân khí hại tỳ cho nên dùng Đại táo tính ngọt bình để ích khí, kiện tỳ và làm giảm bớt độc của các vị thuốc.
Trong bài có cam toại, nguyên hoa, đại kích có sức trục thủy rất mạnh nên dùng liều lượng vừa phải và cẩn thận;
Nếu bệnh nhẹ hoặc cơ thể yếu dùng bài:
ĐÌNH LỊCH ĐẠI TÁO TẢ PHẾ THANG phối hợp bài TAM TỬ THANG gia giảm:
(Kim quỹ yếu lược)
Đình lịch 12g
Đai táo 10quả
Tô tử 12g
La bạc tử 12g
Bạch giới tử 8g
Cách dùng: sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang sắc uống nước chia 2 lần.
Tác dụng: Giáng khí, hóa đàm, bình suyễn.Trị suyễn do đàm thấp “ phế ung” phù thũng.
Giải thích:
Bài thuốc dùng trị chứng ho, khó thở, đờm nhiều, ngực tức, ăn kém, rêu lưỡi dày, mạch hoạt. Trong bài:
Tô tử giáng khí hóa đàm, Bạch giới tử ôn phế hóa đàm, La bạc tử tiêu thực hóa đàm: đều là những vị thuốc trị ho đờm nhiều.
3 ) Ẩm lưu ở tràng, vị:
Có các triệu chứng: Người gầy, ăn ít, hay nôn mửa, sôi bụng hoặc có tiếng nước óc ách, phân lỏng, sợ lạnh, có khi choáng đầu, hoa mắt, thở ngắn, giật mình sợ sệt, lưỡi trắng, mạch huyền hoạt.
Phân tích: chức năng vận hoá của tỳ vị kém nên ăm ít tiếp thu chất dinh dưỡng kém nên người gầy. Thùy âm đình lưu ở tràng vị không chuyển hoá được nên bụng sôi, có tiếng nước, nôn mửa, phân lỏng, đau đầu chóng mặt, sợ lạnh, phát sốt là do thanh dương bị ẩm tà cản trở, thủy ẩm bức bách lên tâm phế nên thở yếu, đoản hơi, giật thót.
Cách chữa: ôn dương lợi thủy.
Thuốc dùng bài: LINH QUẾ TRUẬT CAM THANG gia giảm:
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Bạch linh 16g
Quế chi 10g
Bạch truật 12g
Chích thảo 4g
Cách dùng: sắc nước uống chia 3 lần trong ngày.
Tác dụng: Kiện tỳ thẩm thấp, ôn hóa đàm ẩm.
Giải thích bài thuốc:
+Bạch linh kiện tỳ thẩm thấp lợi thủy là chủ dược.
+Quế chi thông dương ôn hóa thủy ẩm.
+Bạch truật kiện tỳ táo thấp.
+Cam thảo bổ tỳ ích khí điều hòa các vị thuốc.
để ôn tỵ lợi thủy ẩm.
Nếu nôn mửa gia bán hạ, sinh khương để hoà vị chữa nôn mửa, dương khí nhiều gia can khương dùng với nhục quế để hỗ trợ và làm ẩm phần dương.
Bệnh nặng bụng, ngực đầy tức đại tiện bí, họng ráo miệng khô, lưỡi vàng, mạch trầm huyền là do ẩm tà lưu tích ở tràng vị hoá thành nhiệt cần phải lợi thủy trục ẩm, dùng bài Kỷ TIÊU LỊCH HOÀNG HOÀN gia giảm:
(Kim quỹ yếu lược).
Phòng kỹ 40g
Hồ tiêu 40g
Đình lịch tử 40g
Đại hoàng 40g
Cách dùng: làm hoàn ngày uống 10-12g.
Tác dụng: trục ẩm hành khí hành thuỷ
để khiến thủy ẩm được phân tiêu ra đại tiểu tiện.
4 ) Ẩm súc ở bàng quang:
Có các triệu chứng: Bụng dưới đầy tức, tiểu tiện ngắn dắt khó đi, choáng đầu, hoa mắt, lưỡi trắng, mạch huyền hoạt.
Phân tích: Do bàng quang bị đình ẩm cản trở đến khí hoá nên bụng dưới đầy tức, tiểu tiện ngắn dắt, choáng đầu, hoa mắt cũng do thủy khí tràn lên.
Cách chữa: Hoá khí hành thủy.
Thuốc dùng bài: NGŨ LINH TÁN gia giảm:
( Thương hàn luận)
Thành phần:
Trư linh 12 g
Bạch linh 12 g
Trạch tả 12g
Bạch truật 12 g
Quế chi 8g
Cách dùng: Các vị tán bột mịn, mỗi lần uống 6 - 12g, ngày 2 lần với nước sôi ấm. Có thể sắc thuốc thang uống, có gia giảm tùy chứng.
Tác dụng: Thông dương lợi thủy, kiện tỳ trừ thấp.
Giải thích bài thuốc:
+Bạch linh, Trư linh, Trạch tả tính vị ngọt, hơi hàn có tác dụng thẩm thấp lợi tiểu là chủ dược.
+Bạch truật kiện tỳ táo thấp.
+Quế chi cay ôn, giúp bàng quang khí hóa, giúp cho các vị thuốc tăng tác dụng lợi tiểu.
Nếu bụng dưới đau thắt và có cảm giác lạnh, thở gấp, ngắn hơi, mạch trầm tế là thận dương hư tổn nặng nên gấp ôn bổ thận dương gia phụ tử, nhục quế..
Bệnh này trong Kim quỹ yếu lược nói đến loại dật ẩm; có triệu chứng chân tay phù, người nặng nề, thuộc loại bệnh phù thũng. Trong Y tôn kim giám cho là phong thủy, bì thủy (phù da). Hai loại này không trong phạm vi của bệnh ẩm, nhưng có ảnh hưởng lẫn nhau.
Tóm lại bệnh ẩm là do dương hư âm thịnh gốc bệnh là hư, triệu chứng là thực, gốc là tỳ thận dương hư không vận hoá được thủy dịch và thức ăn uống. Ngọn là thủy dịch do ăn uống đình tụ lại nên cách công tà chủ yếu là trục ẩm, lợi thủy. Cách bổ chính chủ yếu là kiện tỳ ôn thận, đến khi bệnh tạm ổn tiếp tục ôn bổ tỳ thận đồng thời để phòng ngoại tà xâm nhập trong quá trình điều trị.
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.