Tâm quý là loại bệnh tim thường giật thót hoặc hồi hộp kinh sợ không yên, người ta thường gọi là “tâm đạo” (tim đập mạnh tim nhảy). Theo y học cổ truyền cho là thốt nhiên tim rung động mạnh, nhảy nhót và kinh sợ, có cảm giác sợ như bị đánh, sách y học chính truyền nói: “Tự nhiên run sợ trong tim rung động không yên, bệnh phát bất thường. Bệnh này có lúc do kinh sợ mà phát, có lúc tự phát. Do kinh sợ mà phát gọi là kinh quý là bệnh nhẹ; Bệnh tự phát, tim luôn luôn rung động giật thót là chính xung bệnh nặng. Căn cứ vào chính trạng trên lâm sàng cho là tim rung động sợ sệt là chính. Y học hiện đại cho là rối loạn hệ thống và công năng thần kinh thực vật nằm trong một loại bệnh rối loạn thần kinh tim.
Nguyên nhân và bệnh lý:
a/ Do tâm thần không yên khi đột nhiên bị kinh sợ dẫn tới tâm thần không yên. Trong thiên “Cử thồng luận” sách Tố vấn nói “ kinh tức là tâm không chủ động, tinh thần không quy lại, lo lắng nhiều nên thần khí tán loạn”, lại nói: “ Sợ thì khí đi xuống, lo sợ thì tinh thần mòn mỏi, sợ hãi hại thận, tinh khí bị mòn mỏi. Từ đó thấy rằng thần trí không yên, tinh thần giao động gây bệnh tâm quý. Ngoài ra tức giận làm khí đi ngược lên ảnh hưởng đến sự điều đạt của can. Can bị ảnh hưởng đến tỳ, chức năng vận hoá của tỳ kém khiến tinh hoa ngũ cốc ngưng tụ thành đờm, khí bị uất hoá thành hoả, đờm hoả xông lên tâm gây nên tâm quý.
b) Do tâm huyết thiếu: Do ốm yếu lâu ngày hoặc bị mất máu nhiều, hoặc do làm lụng vất vả, lo nghĩ nhiều khiến tỳ bị tổn thương, vận hoá kém, huyết dịch thiếu không đủ để dưỡng tâm khiến tâm yếu thần suy gây nên tâm quý. Trong Đan khê tâm pháp nói: “Sợ sệt là huyết hư, sợ sệt thường là huyết thiếu”.
c) Do âm hư hoả vượng: ốm lâu cơ thể yếu hoặc bệnh nhiệt, âm bị tổn thương làm cho thận âm cũng bị tổn thương, tâm hoả động cũng gây nên tâm quý.
d) Do phong thấp xâm nhập: Trong thiên luận tế sinh Tố Vấn nói: “Mạch tê chưa khỏi lại cảm ngoại tà trú lại phần tâm” và “tâm tê, mạch không thông” tức là nói phong hàn thấp cản trở vào huyết mạch phạm đến tâm làm tâm mạch tê tắc, sự vận hành của vinh huyết không thông nên tâm quý không yên.
e) Do dương khí suy nhược: Sau khi ốm lâu, dương khí bị hư suy không ôn dưỡng được tâm mạch, dương tâm không phấn chấn nên tâm quý không yên. Nếu dương hư thủy đình tích lại xâm phạm lên tâm cũng gây nên tâm quý: Trong thiên “Thương hành minh lý luận” nói: Do khí hư khiến dương khí hư nhược, phần dưới tim bị hư rỗng tâm động gây nên tâm quý. Do đình ẩm (nước đình trệ) dưới vùng tâm, khiến tâm không được yên gây tâm quý.
- Biện chứng luận trị.
Nguyên nhân của bệnh tâm quý như đã nói ở trên là thuộc tâm dương hư hoặc tâm âm hư và có hiệp đờm, hiệp ứ trệ đều có phân biệt và cách điều trị cũng khác nhau. Trên lâm sàng có mấy loại hình như sau:
1 )Tâm thần không yên:
Có các triệu chứng hồi hộp, dễ kinh sợ, nằm ngồi không yên, ngủ ít, hay mơ, mạch nhu sác.
Phân tích: Kinh thì khí hạn, sợ thì khí xuống, tâm không giữ được thần nên gây tâm quý, ngủ ít, hay mơ, mạch hư sác là biểu tượng của tâm không yên. Bệnh nhẹ thì khi phát khi không. Bệnh nặng thì phát thường xuyên, tinh thần hoản loạn không tự chủ được.
Cách chữa: Trấn kinh an thần.
Dùng thuốc bài:
AN THAN ĐINH CHÍ HOÀN gia giảm:
(Y học tâm ngộ):
Phục linh 14g
Phục thần 14g
Viễn chí 10g
Nhân sâm 12g
Thạch xương bồ 10g
Long xỉ 14g
Cách dùng: Tán nhỏ làm hoàng ngày uống 3 lần/ 12g
Tác dụng trị: hồi hộp khó ngủ cơ thể suy nhược.
Dẫn giải: Trong bài dùng sâm, long xỉ để bổ khí, trấn kinh là chính, phục thần, viễn chí, xương bồ đề an thần hoá đờm; gia từ thạch, mẫu lệ, táo nhân, bá tử nhân để tăng thêm sức trấn kinh an thần. Nếu hồi hộp buồn bực nhiều, ăn ít, có đờm, nhiệt gia bán hạ, trần bì, trúc như. Nếu sắc mặt nhợt nhạt, tinh thần mệt mỏi chữa theo thể tâm huyết thiếu
2 ) Tâm huyết thiếu:
Choáng đầu, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, sắc mặt tái nhợt, móng tay nhợt, chân tay rời rạc, lưỡi nhợt, mạch tế.
Phân tích: Tâm chủ huyết mạch, sắc thái biểu hiện lên mặt; Huyết hư không dưỡng được tâm gây nên tâm quý, choáng đầu hoa mắt, mặt nhợt. Huyết hư không đủ không thông ra chân tay nên chân tay rời rạc, lưỡi nhợt mạch tế cũng là do tâm huyết thiếu.
Cách chữa: ích khí, bổ huyết, dưỡng tâm, an thần.
Thuốc dùng bài: QUI TỲ THANG gia giảm:
(Tế sinh phương)
Thành phần:
Nhân sâm 12g
Phục thần 12g
Táo nhân sao 12g
Viễn chí 6g
Hoàng kỳ 12g
Mộc hương 4g
Bạch truật 12g
Nhãn nhục 12g
Đương qui 12g
Chích thảo 4g
Sinh khương 3 lát
Đại táo 3 quả
Cách dùng: sắc nước uống. Có thể hòa với mật làm thành hoàn, mỗi lần uống 8 - 12g.
Tác dụng: Kiện tỳ dưỡng tâm, ích khí bổ huyết.
Giải thích bài thuốc:
Bài này gồm 2 bài "Tứ quân tử thang" và " Đương qui bổ huyết thang" gia Long nhãn nhục, Toan táo nhân, Viễn chí, Mộc hương, Đại táo là 1 bài thuốc thường dùng để trị chứng tâm tỳ hư tổn. Trong bài:
Sâm Linh Truật Thảo ( Tứ quân) bổ khí kiện tỳ để sinh huyết là chủ dược.
Đương qui, Hoàng kỳ bổ khí sinh huyết.
Long nhãn, Táo nhân, Viễn chí dưỡng tâm an thần.
Mộc hương lý khí ôn tỳ.
Sinh khương, Đại táo điều hòa vinh vệ.
Các vị thuốc hợp lại có tác dụng ích khí kiện tỳ bổ huyết dưỡng tâm.
Nếu tim giật thót, hồi hộp nhiều là huyết không đủ dưỡng tâm, huyết dịch tuần hoàn không thuận dùng bài CHÍCH CAM THẢO THANG gia giảm. Còn có tên: Phục Mạch Thang
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Cam thảo 12 g
A giao 12g
Mạch môn 12g
Quế chi 2g
Gừng tươi 12g
Đại táo 8 quả
Đảng sâm 12g
Sinh địa 20g
Ma nhân 12g
Cách dùng: sắc nước uống, theo sách cổ cho thêm 1/2 rượu để sắc.
Tác dụng: Ích khí bổ huyết, tư âm phục mạch.
Giải thích bài thuốc:
Chích Cam thảo tính ngọt ôn, ích khí bổ trung, sinh khí huyết để hồi phục huyết mạch là chủ dược.
Đảng sâm, Đại táo bổ khí ích vị kiện tỳ để sinh khí huyết.
Sinh địa, A giao, Mạch môn, Ma nhân bổ tâm huyết dưỡng tâm âm để dưỡng đầy huyết mạch.
Quế chi hợp với Chích thảo để bổ tâm dương hợp với Sinh khương để thông huyết mạch, dùng rượu nấu để tăng tác dụng thông mạch.
3) Âm hư hoả vượng.
Buồn bực hồi hộp không yên, ngủ ít, choáng đầu hoa mắt, ù tai, đau lưng, lưỡi đỏ, mạch tế sác.
Phân tích: Do thần suy, tâm hoả vượng nên hồi hộp, buồn bực ít ngủ, đau lưng, tâm hoả bốc lên ù tai, choáng đầu, hoa mắt. Lưỡi đỏ, mạch tế sác cũng là biểu tượng của âm hư hoả vượng.
Cách chữa: Tư âm, tán hoả.
Thuốc dùng bài:
HOÀNG LIÊN A GIAO THANG gia giảm:
(Thương hàn luận):
A giao 20g
Hoàng liên 8g
Hoàng cầm 8g
Bạch thược 8g
Kê tử hoàng 1 cái
Cách dùng: Sắc nước uống, gia thêm lòng đỏ trứng gà 2 cái, khuấy đều, chia 2 lần, uống nóng trong ngày.
Tác dụng: trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, huyết hư tâm phiền, mạch tế sắc, dùng phối hợp với Hoàng liên, Hoàng cầm, như bài:
.
Trong bài dùng Hoàng cầm, Hoàng liêu để thanh tâm hoả; A giao, bạch thược, kê tử hoàng (lòng đỏ trứng gà) để dưỡng tâm huyết; gia đan sâm, trần châu để an thần chấn kinh; Nếu âm hư mà hoả vượng ít dùng bài sau:
THIÊN VƯƠNG BỔTÂM ĐƠN gia giảm:
(Thế y đắc hiệu phương)
Thành phần:
Sinh địa hoàng 160g
Toan táo nhân 40g
Thiên môn đông 40g
Bá tử nhân 40g
Đơn sâm 20g
Đảng sâm 20g
Viễn chí 20g
Ngũ vị tử 40g
Đương quy thân 40g
Mạch môn 40g
Huyền sâm 20g
Bạch linh 20g
Cát cánh 20g
Cách dùng: Tất cả tán bột mịn luyện mật làm hoàn. Lấy Chu sa làm áo. Mỗi lần uống 12g. Có thể dùng thuốc thang sắc uống.
Tác dụng: Tư âm thanh nhiệt, bổ tâm, an thần.
Giải thích bài thuốc:
Bài này chủ yếu trị chứng tâm thận âm hư, hỏa bốc lên sinh ra hư phiền mất ngủ, mộng tinh, ra mồ hôi trộm, mồm lưỡi lở, tim hồi hộp, hay quên, cho nên phép trị là lấy dưỡng tâm an thần làm chính.
Trong bài:
+Sinh địa, Huyền sâm: tư âm thanh nhiệt để dưỡng tâm an thần là chủ dược.
+Đơn sâm, Đương quy: bổ huyết, dưỡng tâm.
+Đảng sâm, Phục linh: bổ ích tâm khí.
+Bá tử nhân, Viễn chí: định tâm an thần.
+Thiên môn, Mạch môn: tư âm thanh nhiệt.
+Ngũ vị tử, Toan táo nhân: liễm tâm, an thần.
+Chu sa: an thần.
+Cát cánh: dẫn dược đi lên.
Các vị thuốc hợp lại thành một bài thuốc có tác dụng tư âm, thanh nhiệt, dưỡng tâm an thần.
4 ) Phong thấp xâm nhập:
Hồi hộp, ngắn hơi, buồn bực đau ngực, môi miệng đỏ, nặng thì môi tím, đầu ngón tay và móng tay thâm tím ho thở hoặc khạc ra máu, lưỡi xanh tím hoặc có vết, mạch tế.
Phân tích: Do bệnh tý (đau nhức) không khỏi truyền vào tim làm huyết mạch bị bế tắc, tâm không được nuôi dưỡng nên tâm quý không yên; khí trệ, huyết ứ, tâm dương bị uất nên buồn bực, tức giận, đoản hơi. Nếu bệnh tý trở ngại đến phế khiến khí không đi xuống gây ho thở, khạc ra máu. Các biểu hiện khác cũng do tâm dương và ứ huyết gây nên.
Cách chữa: Hoạt huyết hoá ứ, trợ dương thông mạch.
Thuốc dùng bài sau:
ĐÀO NHÂN HỒNG HOA TIỄN gia giảm:
(Tố am y gia):
Đan sâm 14g
Xích thược 14g
Đào nhân 12g
Hồng hoa 12g
Hương phụ 12g
Diện hồ sách 12g
Thanh bì 12g
Đương quy 12g
Xuyên khung 12g
Sinh địa 120g
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.
Tác dụng: hai bên hông sườn đau (do huyết ứ huyết trệ)
+Trong bài dùng đào nhân, hồng hoa, đan sâm, đương quy để hoạt huyết hoá ứ là chính; +Huyền hồ, xuyên khung, hương phụ hỗ trợ; gia quế chi, cam thảo để thông tâm dương; +Long cốt, mẫu lệ để chấn thần.
Nếu ho thở, khạc ra máu thì bỏ xuyên khung, hương phụ gia tô tử, trầm hương, tam thất để thuận khí chỉ huyết.
5 ) Dương khí suy nhược:
Hồi hộp không yên, tức thở. Chân tay lạnh người cảm giác lạnh lẽo và phù nhẹ. Tiểu tiện khó đi, lưỡi nhợt, rêu trắng mạch vi tế.
Phân tích: Do dương khí yếu, thủy khí dâng lên tâm gây tâm quý, buồn bực, khó thở; Thận dương suy yếu không ôn được tứ chi cho nên người và chân tay lạnh; Dương hư, khí ở bàng quang không chuyển hoá được nên đi tiểu khó. Lưỡi nhợt, mạch vi tế cũng do tâm thận dương hư.
Cách chữa: Ôn vận dương khí, hành thủy giáng nghịch (đưa nghịch khí xuống).
Thuốc dùng bài:CHÂN VŨ THANG gia giảm:
(Thương hàn luận )
Thành phần:
Thục Phụ tử 8 g
Phục linh 12g
Sinh khương 12g
Bạch truật 12g
Bạch thược &
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.