(khoahocdoisong.vn) - Quýt có nguồn gốc ở vùng Nam Á, Đông Nam châu Á, trong đó có Việt Nam. Quýt được trồng khắp nơi trên đất nước ta, quít chín gần như có quanh năm. Vỏ quýt làm thuốc được chia làm hai loại: Loại có vỏ mầu vàng còn gọi là trần bì, loại vỏ xanh là thanh bì, quất bì. Thanh bì có vị cay đắng, tính ấm, tác dụng sơ can, phá khí, tan ứ kết, tiêu tích trệ, trị các chứng đau hông sườn, vú sưng đau, vú có khối u, can khí uất kết. Trần bì có vị cay, tính ấm, tác dụng kiện tỳ, tiêu đàm, trị các chứng ho đàm, đầy bụng, ăn chậm tiêu, tỳ vị hư hàn.
👉 Hạt quýt vị đắng, tính bình, có công hiệu điều hòa khí, giảm đau, tan u cục, thường dùng chữa sán khí, sưng đau tinh hoàn, đau lưng, viêm tuyến sữa, nhũ ung.
Lá quýt vị đắng, tính bình, có tác dụng hành khí, tiêu thũng, tan u cục, dùng chữa các chứng đau mạng sườn, sa nang, đau vú, u cục ở vú.
👉 Theo dược tính hiện đại, tính thành phần dinh dưỡng, trong quả quýt, nước chiếm 28-56%, vỏ chiếm 22-22,5%, hạt 1,3-2,5%. Trong nước quýt có 11,6% đường, 2% axit citric, axit hữu cơ, các vitamin A, B, C, chất khoáng, đều là dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Ăn quít thường xuyên ngày 1-2 quả giúp bớt khát, mát tim, nhẹ bụng. Quýt vị ngọt chua, tính ấm, giải khát, mát tim, khai uất, trừ đàm, tan khí kết, giải rượu.
👉 Theo sách Nam dược thần hiệu, quả quýt vị chua ngọt, tính ấm, không độc, khoan trung, chỉ khát, mát phổi, khai uất, trừ đàm, tán khí kết. Người bị cao huyết áp, bệnh mạch vành, đau dạ dày, suy dinh dưỡng, cơ thể suy nhược, sau khi ốm, ăn quýt rất tốt. Trong nước quít rất giàu vitamin C có tác dụng chống mệt mỏi. Trẻ nhỏ bị táo bón nên ép nước quít cho uống.
👉 Vỏ quýt khô gọi là trần bì. Trần bì tính ấm, có tác dụng làm khoẻ dạ dày, long đờm, trị ho, trị phong, lợi tiểu, chữa ợ hơi, đau thượng vị. Trong vỏ quýt tươi có 3,8% tinh dầu, 61,25% nước, các vitamin A, B…Vỏ quýt có tinh dầu thơm, glucoxit, andehit, axit béo, có tác dụng hưng phấn tim, ức chế vận động của dạ dày, phòng xuất huyết. Vỏ quýt còn dùng để điều trị cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, có tác dụng tốt với các chứng bệnh chướng bụng, rối loạn tiêu hoá, kém ăn, buồn nôn, ho nhiều đờm, khó chịu trong lồng ngực.
👉 Trong dân gian thường lưu truyền câu: Nam bất ngoại trần bì, nữ bất ly hương phụ. Có nghĩa là chữa bệnh cho nam giới không thể thiếu trần bì, chữa bệnh cho nữ giới không thể thiếu hương phụ.
Một số bài thuốc dùng quýt
✔ -Quất bì tán: Trần bì 320g ngâm nước cốt gừng 1 đêm, phơi khô, tán nhỏ, mỗi lần dùng 8g. Tác dụng trị tỳ hàn (hay bị lạnh bụng, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy, tay lạnh…), sốt rét.
✔ -Quất bì thang gồm có: Quất bì 160g, sinh khương 320g sắc uống. Tác dụng, giáng nghịch tán hàn lý khí, hòa trung, trị vị bị hàn, nôn mửa, muốn nôn không muốn ăn, nấc do hàn, tay chân lạnh.
✔ -Quất bì trúc nhự thang: Chích thảo 24g, đại táo 30g, sinh khương 32g, nhân sâm 40g, quất bì 128g, trúc nhự 100g sắc uống. Tác dụng, thanh nhiệt bổ hư, giáng nghịch, hòa vị, bổ huyết, trị nôn mửa, nấc.
✔ -Quất diệp tán gồm có vị: Cam thảo 2g, chi tử 4g, hoàng cầm 4g, liên kiều 4g, quất diệp 20 lá, quát lâu 1 quả, sài hồ 4g, thạch cao 4g, thanh bì 4g, trần bì 4g, xuyên khung 4g sắc uống. Tác dụng, sơ can, thanh vị, tiêu thũng, tán kết. Trị vú sưng, tuyến vú sưng.
✔ -Quất hạch hoàn gồm có vị: Hương phụ 12g, lệ chi 12g, ngô thù 8g, quất hạch 12g, sơn tra hạch 12g, tiểu hồi hương 12g, xuyên luyện tử 12g. Tác dụng, hành khí chỉ thống tán hàn, phá kết. Tán bột làm hoàn uống với nước muối loãng. Trị bụng dưới đau sán thống.
✔ Một số điều cần lưu ý dùng quýt như: Trẻ em ăn quýt nhiều dễ bị phát nhiệt, nổi mụn nhọt, ăn nhiều ngày có thể tăng lượng caroten dễ gây vàng da. Không nên ăn quit chung với uống sữa vì axit trong quýt dễ gây kết tủa protein trong sữa gây khó tiêu. Những trường hợp không có thấp, không có đờm, không ứ trệ không nên dùng vỏ quýt.
LY Nguyễn Văn Phúc (Phòng khám đa khoa Thiên Nam)
Hình minh họa
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.