TRANG CHỦ » 300 BÀI MỚI ĐĂNG BÁO » MÓN ĂN BÀI THUỐC
Món Ăn Quý Trị Chứng Phù Chân

Dược thiện chữa phù chân

Theo y học cổ truyền, phù chân có nhiều nguyên nhân, có thể do ngoại tà thủy thấp xâm nhiễm, có khi do nội tạng tỳ phế thận khí hư sinh thủy thấp mà phù. Trong bài viết này, tôi chỉ giới thiệu dược thiện giúp trị phù chân do thận khí hư.

Người bệnh bị phù do thận khí hư thường có biểu hiện phù nhiều từ lưng trở xuống, đi tiểu chậm, tiểu ít không tự chủ, lưng đau gối mỏi, chân không ấm, mạch trầm trì. Phép trị chủ yếu là ôn thận, kiện tỳ hóa thấp... Bên cạnh dùng thuốc, người bệnh nên dùng các món ăn thuốc sau để hỗ trợ trị bệnh.

duoc-thien-chua-phu-chan-1

Cá chạch kho nghệ bổ ấm tỳ thận, lợi thấp, chữa phù do tỳ thận khí hư.

Cá chép om đậu đỏ: cá chép, đậu đỏ, hành, gừng, gia vị vừa đủ om ăn. Món này ngon, bổ. Tác dụng: Kiện tỳ ôn thận, lợi thấp, trị phù và chứng liên quan, chữa tỳ thận khí hư hiệu quả.

Tôm kho củ kiệu: tôm hoặc tép tươi, củ kiệu, hành, tiêu, gia vị vừa đủ kho ăn. Món ngon bổ. Tác dụng ôn bổ tỳ thận trừ hàn thấp, dùng rất thích hợp cho người bị thận khí hư, phù thũng, đau lưng nhức mỏi.

Lẩu cá lóc: cá lóc, hoa lý, cải xoong, cải bẹ xanh, rau đắng, hành hoa, gia vị vừa đủ nấu lẩu ăn. Tác dụng: Phòng trị chứng thấp, tê mỏi, phù thũng, viêm thận cấp và mạn tính.

Cháo chân dê đậu xanh: chân dê 4 cái, làm sạch, chặt khúc ninh nhừ, đậu xanh, hành, gạo mới, gừng, ngò, gừng hạt tiêu gia vị vừa đủ nấu cháo ăn. Món này rất tốt cho người phù thũng, gân xương yếu, phụ nữ sau sinh ít sữa.

Cá chạch kho nghệ: cá chạch, quả sung, nghệ tươi, gừng, hành củ, mắm muối gia vị vừa đủ kho ăn. Tác dụng: bổ ấm tỳ thận, lợi thấp, chữa phù do tỳ thận khí hư.

Thịt gà hầm cà rốt: thịt gà trống, cà rốt, đậu trắng, hành, gừng, tiêu, gia vị vừa đủ hầm nhừ ăn. Món này bổ thông khí huyết, kiện tỳ, ích thận trừ thấp, chữa phù, nhức mỏi chân tay.

Ngoài món ăn bài thuốc trên, người bệnh nên tăng cường dùng các loại rau gia vị như rau mùi, ngò gai hành, hẹ, lá lốt, ngải cứu, mơ lông, các loại rau thơm...; giá đậu, rau cần, rau rút, tần ô, cải canh, nấm hương, bí đỏ, khoai sọ, khoai mỡ, khoai môn...; lạc, vừng, đậu đỏ, mè, đậu xanh, đậu rồng, đậu ván, bắp tươi, gạo lứt, gạo đỏ, ngũ cốc còn nguyên vỏ lụa...; trái cây như dâu tây, dâu ta, quýt, hồng, na, hồng xiêm, đu đủ, măng cụt, mận, nho...; cá thịt như: thịt gà trống, ếch, cá lóc, cá giếc, cá rô, cá mè, cá nhám, cá kèo, lươn, chạch... Đây đều là vị dược thiện có tác dụng ích khí dưỡng huyết, trợ tỳ thận. Người bệnh nên kiêng thực phẩm có vị chua, đắng, lạnh như cam chanh, me, muỗm, mướp đắng dưa leo; hạn chế thịt cá kho mặn, thịt cá phơi khô muối mặn để lâu...; rượu bia, nước ngọt, nước trái cây đóng hộp, tất cả các món mặn quá, ngọt quá, béo quá khó tiêu nên kiêng. 

NGÀY 06 THÁNG 11, 2015 | 14:00 Y học cổ truyền

Suckhoedoisong.vn

BS. Nguyễn Phan Trúc Nguyên SKĐS
Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP