TRANG CHỦ » THUỐC TỪ RAU CỦ QUẢ » VẦN S
Sương sâm thảo dược quý với sức khỏe

    Sương sâm còn gọi là Sương sáo, Sâm nam, Thạch đen, nguyên liệu thường được người dân dùng loại lá vò thuộc họ tiết dê khi vò nát đều cho ra chất pectin đông đặc lại giống như thạch mầu xanh gọi là Sương sâm ăn rất mát nhất là mùa hè nóng nhiệt. Cách làm Sương sâm đơn giản hái từ 0,5 kg lá tươi rữa sạch, và cho 1 lít nước chín, cho lá vào vò nát khi nước chuyển sang mầu xanh, và lược lấy nước cốt bỏ bả, có thể cho thêm nữa muỗng bột nang con mực hoặc bột thạch cao phi cho mau sánh đặc lại là thành Sương sâm, nên cho vào tủ lạnh ăn mát, sương sâm khi ăn cho thêm đường ăn. Sương sâm được chế biến sử dụng đúng không chỉ món ngon bổ mát còn là vị thuốc rất có lợi cho sức khỏe. 

     Theo YHCT  Sương sâm có vị đắng tính mát, tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, nhuận tràng, thường dùng chữa nóng nhiệt, táo bón, kiết lỵ, tiểu buốt gắt.…tuy nhiên mỗi loại cây sương sâm có tinh năng tác dụng khác nhau cụ thể từng loại như sau:

- DÂY SÂM LÔNG.

Dây sâm lông  (vì lá dây có nhiều lộng). Tên khoa học là Cycleapesltata. Thuộc ho tiết dê Menispermaceace,  Loại này có dây dài đến 5m, lá cuống lá dài hơn, phín lá hình tim, hoa quả mọc thành chùm dài, loại này có khá nhiều chất pectin. Cây này thấy mọc hoang, và được trồng nhiều nơi ở các tỉnh miền trung, đến mùa hè nắng nóng thường có bán lá sâm lông ở các chợ, được người dân mua về làm sương sáo.

 Dây Sâm lông vị ngọt, đắng, tính mát. Tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, hành ứ, lợi tiểu… trị nóng nhiệt, đầy bụng, chậm tiêu, sỏi tiết niệu, táo bón, mụn nhọt… tài liệu gần đây còn cho biết sâm lông có các alcaloit như Cissamparein, Hayatin, Hayatidin,... Vỏ rễ chứa Menismin, Cissamin, Pereirin. Trong rễ đã chiết được 1 alcaloit có vị đắng gọi là Cissampelin hay Pelosin với tỷ lệ 0,5%. Năm 1952, từ rễ cây Tiết dê người ta chiết được 1 alcaloit gọi là Hayatin và 1 alcaloit nữa gọi là Hayatinin.

    Chữa tiểu tiện khó khăn, sốt, lỵ: Lá Tiết dê tươi 50g, vò nát hay giã nhỏ, thêm một ít nước chín nguội, vắt lấy nước, để một chốc cho đông lại mà uống. Có thể thêm đường cho dễ uống. Ngày 40-100g lá tươi.

     Chữa chậm tiêu, đau bụng: Rễ Tiết dê 4 phần, Hạt tiêu 5 phần, Gừng 6 phần. Tất cả trộn đều, thêm mật ong vào nhào thành bột nhão, viên thành viên. Ngày uống 0,20-0,30g thuốc này.

HỒNG ĐẰNG LÔNG, Tiết dê, Tên khoa học Cissampelop pareiravar,  thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae. Cây thảo hằng năm cao 15-45cm hay hơn, ít phân nhánh, có lông thô rậm. Lá mọc đối, nguyên, dày, hình trứng hoặc hình thuôn dài dạng trứng, thon hẹp ở gốc, nhọn ở chóp, dài 2-4 (6)cm, rộng 1-1,5cm, mép có răng; cuống dài 0,8-2cm. Cụm hoa ở ngọn, khá dày đặc vào lúc hoa nở, kéo dài ra và dài tới 10 (13)cm có lá bắc màu hồng ở gốc, hoa có cuống dài, có lông; đài có lông, 3 răng ở môi trên; tràng trắng hay hồng nhạt, môi trên 3 thuỳ, môi dưới to; nhị 2, thò dài, chỉ nhị tím. Quả bế nhẵn, thuôn, dài 0,7mm. Cây này ở ta có trồng ở một số nơi, như Bảo Lộc (Lâm Đồng), Sa Đéc (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang)... Thu hái cây toàn năm nhưng chủ yếu vào mùa xuân hè, rửa sạch, cắt đoạn, phơi khô để dùng dần. loại Hồng đằng lông thường được trồng có khi phơi khô bán từng bó số lượng để làm nguyên liệu chế sương sâm có vị ngọt đắng, tính mát, hơi có độc.  Tác dụng thanh nhiệt, tiêu trệ, lợi tiểu tiện…

        Còn được dùng làm thuốc chữa: 1. Cảm mạo do nắng; 2. Huyết áp cao; 3. Đau cơ và các khớp xương; 4. Đái đường; 5. Viêm gan cấp. Liều dùng 30-60g, bằng cách vò lá lấy nước làm sương sâm hoặc sắc nước uống thuốc sắc.

       Người dân còn phối howph  Sương sáo 30g, Biển súc (Rau đắng) 30g, Rung rúc 45g. Đun sôi lấy nước uống chữa tiểu đường, miệng khô khát, táo bón.

DÂY MỐI TRƠN, còn gọi (Hồng đằng tiết dê). Tên khoa học Cissampelospareira: thuộc ho tiết dê Menispermaceace, lá trơn láng hình tim cuống lá ngắn ở gốc lá hoa mọc thành chuỳ dài, phân nhánh ở nách lá, thường được nhiều người trồng sử dụng, bán ở chợ.

theo YHCT Mối trơn vị ngọt, tính mát, hơi có độc. Tác dụng giải nhiệt, hạ sốt, tiêu độc, giảm đau. Chữa nóng nhiệt, lỵ trực trùng, tiểu đường, chống co thắt giảm đau, mỗi lần dùng 20-30g lá tươi, loại này không nên dùng nhiều vì trong cây có chứa các loại alcaloid độc, ăn nhiều có thể gây độc.

Dùng ngoài giã nhỏ bó nơi sưng trặc chấn thương. Loại này ít dùng hơn.

   Chữa đau bụng khó tiêu, sỏi thận.

    Lưu ý Sương sâm bán ở chợ thường thường không biết làm từ loại lá nào, chế biến theo cách thủ công vệ sinh thường không bảo đảm, nên mua lá về nhà làm sử dụng tốt hơn.

(Quan tâm ăn uống là cách phòng bệnh tốt nhất)

Dongyminhphuc.com

Chia sẻ

Tác giả Lương Y Minh Phúc
Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP