TRANG CHỦ » THUỐC TỪ RAU CỦ QUẢ » VẦN S
Săn nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng...

Sắn còn gọi Khoai mỳ, Củ mỳ, được trồng chủ yếu để lấy củ. Sắn được coi là một loại cây lương thực quan trọng ở vùng cao có thể thay gạo, ngô của đồng bào thiểu số. sắn còn là cây công nghiệp kinh tế cao, trong củ sắn lá sắn có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Củ sắn có vị ngọt, tính bình, củ già màu vàng có độc. tác dụng nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng. 

 Lá Sắn được dùng luộc kỹ làm rau ăn, có nơi dùng muối dưa. Lá Sắn phơi khô được dùng làm nguyên liệu chiết protein, làm thực phẩm, chế bột, dùng thay cám để chăn nuôi lợn, gia cầm. Người ta cũng dùng lá Sắn tươi để nuôi giống tằm ăn lá Sắn, nuôi gia súc và nuôi cá nước ngọt. Lá Sắn giã đắp trị mụn nhọt. Người ta còn dùng vỏ lụa của thân cây Sắn để đắp bó gãy xương.

    Tính thành phần dinh dưỡng 100g sắn cung cấp 156 calo, 100g gạo cho 353 calo, 100g ngô cho 363calo), củ sắn thường được ăn luộc, hấp cơm, nấu xôi, làm mạch nha, chế biến ra nhiều loại bánh như bánh tráng, bánh phồng tôm, bánh bông lan, bánh tét, bánh ít vv. Sắn còn dùng trong công nghiệp thực phẩm, chế rượu, bột ngọt.

    Nhân dân thường chọn ăn sắn vỏ đỏ (sắn ngọt) có thịt rắn chắc luộc chóng chín, khi chín bở tung ăn có vị ngọt bùi thơm, còn sắn có vỏ vàng thịt dẻo có mầu trắng mịn, trong, có chứa nhiều nhựa màu vàng ăn có nhiều vị đắng thì không nên ăn nếu  ăn phải luộc nấu kỷ.

Lá sắn tươi có nơi hái làm rau xanh cho người, làm thức ăn chăn nuôi gia cầm, gia súc. Nuôi tằm, nuôi cá. lá sắn có nhiều chất dinh dưỡng.

     Theo tài liệu của Pts Võ Văn Chi lá sắn có hàm lượng chất đạm(31,2%)tương đương với đậu tương là(34), và cao hơn hẵn các thức ăn nhiều đạm Lạc (27,5), Vừng (20,1). Lá sắn, củ sắn ngoài chất dinh dưỡng cũng có một lượng chất độc không có lợi cho sức khỏe. Trung bình trong 100g lá sắn ngọt có 8-11mg HCN, Trong củ sắn tươi cũng vậy có một độc tố ở dạng Glycôzit có tên là Fazơcôlulnati chất này dưới tác dụng của dịch vị và men tiêu hóa, sẽ bị phân hủy giải phóng ra axid cyanhydric HCN là chất gây độc đối với con người khi ăn phải vò luộc kỷ mở vung để hơi HCN bay đi.

  Ghi chú chất độc lá và củ có thể loại bỏ dễ dàng bằng cách rữa nước kỷ 4-5 lần và luộc 1-2 lần đổ nước đi, hiện nay có nhiều loại giống sắn khác nhau như săn trắng vỏ, sắn xanh, sắn nghệ, sắn Bình dương.

  Lưu ý  không nên dùng lá sắn đắng có nhiều chất độc, và cũng không nên ăn củ sắn trong có nhựa mầu vàng là loại chứa nhiều chất axid cyanhydric dễ bị ngộ độc.

(Quan tâm ăn uống là cách phòng bệnh tốt nhất)

Dongyminhphuc.com

Chia sẻ

Tác giả Lương Y Minh Phúc
Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP