TRANG CHỦ » THUỐC PHIẾN NAM BẮC » CÁC VỊ THUỐC VẦN N
VỊ THUỐC NHÂN SÂM 人参
TÊN GỌI KHÁC: Hồng sâm, Bạch sâm, Dã sơn sâm…
TÊN KHOA HỌC: Panax ginseng C.A.Mey

-MTDL: Nhân sâm có nhiều loại. Nhân sâm được chế  biến theo nhiều cách và có tên gọi khác nhau. Tốt nhất thường là (Hồng Sâm). Ngày dùng 4 - 12g.

-XXDL: Nhân sâm có mọc hoang, được nuôi trồng ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

-TVQK: Vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn. Vào kinh Phế, thông 12 kinh lạc.

-CDCT: Đại bổ ích nguyên khí, bổ ích ngũ tạng, sinh tân dưỡng huyết. Chủ trị: Ngũ tạng khí bất túc, ngũ lao, thất thương, hư tổn, người già gầy yếu, phục hồi sức khỏe vv..

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Chủ yếu có chứa các chất, Ginsenoside, Quinguenoside, Malonyl-Ginsenoside vv...

PHƯƠNG THUỐC  NHÂN SÂM  CHỦ TRỊ:

   - Trị cảm nắng, phiền khát, đậu mọc chậm và các chứng sởi đậu, ban độc nói chung: Chích thảo 1,2g, Gạo tẻ 2g, Nhân sâm 2g, Thạch cao 1,6g, Tri mẫu 2g. Sắc uống. (Nhân Sâm Bạch Hổ Thang)

   - Trị chứng tử thấu (đang có thai bị ho), đe dọa sẩy thai: A giao, Bạch linh, Bạch truật, Cam thảo, Nhân sâm, Tô diệp. Tùy chứng gia giảm. Sắc uống. (Nhân Sâm A Giao Tán – Nghiệm Phương).

   - Trị Tỳ Vị hư yếu, chảy máu cam, nôn ra máu, khí suy yếu, không đủ: Bạch thược 6g, Chích thảo 4g, Đương quy 6g, Hoàng kỳ 6g, Mạch môn 6g, Ngũ vị tử 20 hột, Nhân sâm 8g. Sắc uống. (Nhân Sâm Ẩm II – Kỳ Hiệu Nghiệm Phương).

   - Chữa Tỳ Vị khí hư, tiêu hóa kém, sắc diện nhợt: Nhân sâm 12g, Bạch truật 12g, Phục linh 12g, Cam thảo 6g. Tán bột mịn, mỗi lần uống 12g. Hoặc sắc uống. Công dụng: Bổ khí, kiện Tỳ dưỡng Vị. (Tứ Quân Tử Thang.)

   - Trị ngoại cảm phong hàn, nội thương sinh hàn, đau đầu cơ thể như sốt, đờm ẩm, sốt rét, có thai nôn mửa: Nhân sâm 12g, Bạch thược 6g, Bạch truật 4g, Cam thảo 4g, Đương quy 4g, Hoàng kỳ 4g, Ngũ vị 3g, Nhục quế 4g, Phục linh 3g, Sinh khương 4g, Thục địa 3g, Trần bì 4g, Viễn chí 2g. Sắc uống. Tác dụng: Bổ ích khí huyết, dưỡng tâm, an thần. (Nhân Sâm Dưỡng Vinh Thang gia giảm).

PHẦN THAM KHẢO:

    - Nhân sâm được nhiều nước trồng và có tên gọi khác nhau như: Nhân sâm Bạch điều sâm, Hàn Quốc sâm. Hồng sâm, Biệt trực sâm, Triều Tiên sâm, Bách tế sâm, Bạch sâm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Cát lâm sâm, Dã sơn sâm, Đại sâm (Đông Dược Học Thiết Yếu).

KIÊNG KỴ: Phụ nữ mới sinh, còn ra sản dịch, người già âm hư hỏa thịnh, trẻ em người nóng nhiệt. Đau bụng tà khí chưa giải không nên dùng sâm.

Dongyminhphuc.com

Chia sẻ
Lương y: Minh Phúc / Sách Thảo Dược Quý  &  Phương Chủ Trị /  NXB Y Học

Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP