TRANG CHỦ » THUỐC PHIẾN NAM BẮC » CÁC VỊ THUỐC VẦN C
VỊ THUỐC CAO LƯƠNG KHƯƠNG 高良姜
TÊN GỌI KHÁC: Lương khương, Riềng ấm....
TÊN KHOA HỌC: Alipinia officnarum Hance

-MTDL: Cao lương khương dùng thân rễ (củ). Nên chọn loại củ già đào vào mùa thu đông phơi khô. Củ chắc có mùi thơm nhẹ, màu vàng nâu, không mốc mọt là tốt. Ngày dùng 3 - 6g. Có nơi còn dùng Riềng nếp (Alipinia galanga Swartz) cây to và cao hơn cây Riềng núi: Thân rễ màu hồng, ít thơm.

-XXDL: Cây mọc hoang và trồng nhiều nơi, nhiều vùng khắp ba miền trên cả nước.

-TVQK: Vị cay, tính ôn. Vào kinh Tỳ và Vị.

-CDCT: Ôn trung, tán hàn, chỉ thống, tiêu thực. Chủ trị: Các chứng đau bụng, cảm lạnh, nôn mửa, tiêu hóa kém vv...

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Chủ yếu có chứa tới 0,5 - 1,5% tinh dầu vv...

PHƯƠNG  CAO LƯƠNG KHƯƠNG CHỦ DƯỢC:

   - Trị tâm thống do Vị hàn (bụng đau do lạnh, chân tay lạnh nôn ra nước miếng trong), không muốn ăn uống: Cao lương khương 48g, Đương quy (sao sơ) 30g, Hậu phát (chế gừng) 60g, Quế tâm 30g. Sắc 600ml nước còn 200ml nước, uống ấm. Tác dụng: Ôn lý, tán hàn, hạ khí, hành trệ. (Cao Lương Khương Thang - Thái Bình Thánh Huệ Phương).

   - Chữa chứng Can khí uất trệ, sườn bụng đau: Cao lương khương, Hương phụ: lượng bằng nhau. Tán thành bột mịn dùng nước cơm, nước Gừng tươi cho tí muối làm thành viên nhỏ, mỗi lần uống 4 - 6g / 2 lần, hoặc sắc uống. Tác dụng: Ôn trung tán hàn, hành khí chỉ thống. (Lương Phụ Hoàn)

   - Chữa thấp nhiệt hạ chú, chứng xích, bạch đới hạ: Lương khương sao cháy 12g, Hoàng bá sao cháy 12g, Thược dược 8g, Thu thụ căn 60g. Tán bột làm hoàn bằng hạt ngô mỗi lần 30 viên uống vào lúc đói. Công dụng: Thanh nhiệt hóa thấp thu liễm, chỉ đới. (Thư Thụ Cản Hoàn)

   - Trị hoắc loạn, nôn mửa không ngừng: Cao lương khương sống 6g, giã nát, Đại táo 3 trái. Sắc uống nguội. (Băng Hồ Thang - Phổ Tế Phương).

PHẦN THAM KHẢO:

   - Cao lương khương trừ hàn thấp, ôn Tỳ Vị. Đối với người cao tuổi Tỳ Thận hư hàn, tiêu chảy, kiết lỵ, Tâm Vị bạo thống, do khí nộ, do hàn đờm, dùng Cao lương khương tính vị thuần dương, cay nóng để trị các chứng hàn lạnh kinh niên, tác dụng  giống như Quế, Phụ. Nếu hàn tà phạm Vị gây ra nôn mửa, thương thực do ăn chất sống lạnh sinh hoắc loạn thổ tả, phải dùng nhiều… Nếu trị Tỳ Vị hư hàn, cần phối hợp với Sâm, Kỳ, Bán hạ, Bạch truật là tốt. Nếu dùng độc vị mà dùng nhiều, thuốc có tính cay nóng, tẩu tán sẽ làm hao tổn trung khí. (Bản Thảo Hội Ngôn).

KIÊNG KỴ: Nôn mửa do Vị hỏa và tiêu chảy do trường Vị có nhiệt không nên dùng.

Dongyminhphuc.com

Chia sẻ
Lương y: Minh Phúc / Sách Thảo Dược Quý  &  Phương Chủ Trị /  NXB Y Học

Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP