Đau Dạ dày (bao tử) do vị khí hư chứng bệnh thường gặp trên lâm sàng, phần nhiều do vị khí bất túc, chức năng hấp thu thức ăn tỳ vị sút kém ảnh hưỡng dinh dưỡng sức khỏe toàn thân. Biểu hiện hay đau bụng vùng thượng vị âm ỉ, ấn vào cảm thấy dễ chịu đỡ đau. Theo Đông y (Nếu bụng đau lâm râm cồn cào ăn vào tạm dễ chịu, thở gấp ăn kém là “vi khí hư”. Nếu hay đau tức hông sườn do “vị hư can khí phạm vị”. Nếu ăn không ngon không cảm thấy mùi vị thức ăn thì là “Vị khí hư nặng”. Nếu ăn vào hay nôn trớ, ói thức ăn do “vị khí yếu, lại kiêm cả trệ nữa”). Nguyên nhân phần nhiều là do ăn uống không điều độ, cơ thể mệt nhọc hư tổn, do ngoại tà làm tổn hại vị khí mà gây bệnh. Phép trị chủ yếu bổ hư kiện tỳ vị, hòa huyết, hóa trệ… điều dưỡng nên ăn uống điều độ tránh lo lắng thái quá mà ảnh hưởng đến tỳ vị… Dưới đây là một số bài thuốc chữa đau dạ dày vị khí hư bệnh kèm theo đối chứng trị liệu kiến hiệu:
1-Nếu biểu hiện đau âm ỉ thượng vị gặp lạnh đau tăng “vị hư hàn” nên dùng Bài Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm gồm: Hoàng kỳ 20g, bạch thược sao 20g, quế chi18g, chích thảo 6g, sinh khương12g, mạch nha (di đường kẹo mầm lúa) 40g, đại táo 20g. Cách dùng sắc nước bỏ bã, cho di đường kẹo mạch nha vào uống nóng.
Tác dụng: Ôn bổ tỳ vị, bổ hư, thông dương, điều hoà trung tiêu… trị chứng tỳ vị hư hàn dẫn đến đau bụng. Đau dạ dày do vị khí hư phần nhiều do vị khí hư yếu, kinh mạch không được nuôi dưỡng mà gây nên đau, khi bổ tỳ vị thông dương hòa trung khí huyết lưu thông chứng đau do vị hư tự khỏi.
Gia giảm
- Nếu Huyết hư gầy huyết hư gia thêm đương quy gọi là Đương quy kiến trung thang kiêm thêm tác dụng bổ huyết trị.
-Nếu khí huyết đều hư tiểu tiện không tự chủ gia hoàng kỳ, đảng sâm, đương quy vào bản phương là (Sâm kỳ quy kiến trung thang)
Kiêng kỵ: Chứng tỳ vị thực nhiệt miệng khô khát, cầu táo khó, chứng phế nhiệt ho khan đàm vàng.
2- Nếu biểu hiện đau thựng vị kèm ho đờm nhiều “vị khí ngoại cảm”. nên phối hợp Bài Lục quân tử thang gia giảm”: Nhân sâm 12g, phục linh 14g, bạch truật 12g, sa nhân 8g, thần khúc 12g; chích thảo 6, trần bì 6g, bán hạ chế 8g, chỉ thực 6g, mộc hương 6g. Sắc uống ngày uống 1 thang.
Tác dụng: Ích khí, kiện tỳ dưỡng vị, tiêu đàm… trị chứng khí hư có đờm, chướng bụng, ăn ít, đau bụng râm ran, nôn mửa, sôi bụng, đi ngoài phân lỏng. Bài này thích hợp với người vị khí hư, kèm ngoại cảm phong hàn nội đàm trệ, chứng vị khí hư hàn tà nấc cụt nôn ói, bụng trướng đầy, do vị khí nghịch lên.
Kiêng kỵ: Chứng tỳ vị thực nhiệt, cầu táo khó, nước tiểu vàng.
3- Nếu biểu hiện tiêu chảy kéo dài vị khí hư kèm “viêm đại tràng” nên dùng Bài Sâm linh bạch truật tán gia giảm gồm: Nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 14g hoài sơn 12g, liên nhục 14g, Bạch biển đậu 14g, cát cánh 10g, chích thảo 6, sa nhân 8g, trần bì 6g, đại táo 12g. Cách dùng sao vàng tán bột hoặc sắc uống.
Tác dụng: Bổ khí kiện tỳ vị, thẩm thấp, lý khí hóa đàm… chữa tỳ vị khí hư rối loạn tiêu hóa kéo dài, viêm đại tràng mạn tính.
Kiêng kỵ: Đau dạ dày do nhiệt miệng khô khát cầu táo khó.
4- Nếu biểu hiện chân tay lạnh ăn lạnh đau tăng “vị khí hư, thận khí hư” nên dùng Bài Phụ tử lý trung gia giảm. Đảng sâm14g, bạch truật 12g, can khương 12g, hoài sơn14g, trần bì 12g, chích thảo 6g, sa nhân 8g.
Tác dụng: Ôn dương khử hàn, bổ tỳ vị, hành khí hóa trệ… trị chứng tỳ vị hư hàn đau lâm râm vùng thượng vị mãn, đại tiện lỏng, môi lưỡi nhợt nhạt, mạch trầm trì… Đau dạ dày do tỳ vị hư hàn phần nhiều do khí hư hàn huyết ngưng trệ mà đau. Khi tỳ vị ôn ấm thêm thuốc bổ khí hành trệ từ đó tỳ vi vận hóa tốt ăn ngon đau thượng vị do hàn trệ tự khỏi.
Gia giảm: Nếu kiết lỵ mạn tính gia hoàng liên để lý khí hóa trệ.
Nếu đi cầu ra máu gia a giao, ngãi diệp, hoa hòe để chỉ huyết.
Nếu ho đờm nhiều gia bán hạ, bạch linh để táo thấp hóa đờm.
Kiêng kỵ: Chứng đau dạ dày do nhiệt, miệng khô khát, cầu táo khó.
Hinh minh họa
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.