Biểu hiện của thủy thũng là thủy dịch chứa nhiều, bì phu, chân tay, đầu mặt, mí mắt, bụng, thậm chí toàn thân đều phù. Trong Nội kinh cho là lãnh “thủy”. Trong Kim quỹ yếu lược cho là bệnh “thủy khí”.
Phân các loại bệnh này Nội kinh chia làm 3 phần là: phong thủy, bì thủy, chính thủy, thạch thủy. Lại căn cứ vào nước ở tạng phủ mà phân biệt chứng tạng. Đến Chu đan khê đời nhà Nguyễn tổng kết kinh nghiệm và lý luận của người trước phân thủy thũng làm 2 loại hình chính là: âm thủy và dương thủy. Sau này người ta căn cứ vào lý luận đó làm cơ sở, đã có những bước tiến bộ trong biện chứng luận trị..
Trong phạm trù bao quát của người xưa. Y học hiện đại cũng chia ra 2 loại hình chính là: Viêm thận cấp và viêm thận mãn. Đồng thời với bệnh phù có biểu hiện: Phù tim, xơ gan, phù thiếu dinh dưỡng v.v...
-Nguyên nhân bệnh lý:
1) Do ngoại cảnh phong tà thủy thấp, khiến tỳ khí không được tuyên thông, không điều vận thủy đạo xuống bàng quang mà ứ tràn và lưu lại bì phu gây thủy thũng ở nơi ẩm thấp hoặc ngâm nước dầm mưa làm cho thuỷ thấp xâm nhập vào, khiến tỳ bị thấp, vận hoá kém, thủy thấp đình trệ lại, không đi ra ngoài được, lưu trú tại bì phu thành thủy thũng.
2) Do nội thương về ăn uống và lam lũ khó nhọc, ăn uống không điều độ, no đói thất thường hoặc lao động quá sức khiến tỳ khí bị tổn thương, chức năng vận hoá kém nên thủy dịch đình tụ lại không chuyển hoá được dẫn đến thận khí cũng bị tổn thương, chức năng đóng mở của thận không thuận lợi, khí ở bàng quang chuyển hoá thất thường khiến thủy dịch tràn ứ lại gây ra phù thũng.
Hai nguyên nhân như trên đã nói, nếu nguyên nhân bên ngoài thủy thũng lâu ngày không khỏi sẽ dẫn tới tỳ thận dương hư, bệnh sẽ triền miên kéo dài. Nếu nguyên nhân bên trong gây nên thủy thũng lại bị cảm thụ ngoại tà sẽ gây đột biến hoặc bệnh tăng nhanh.
Nguyên nhân bên ngoài phần nhiều thuộc dương thủy, nguyên nhân bên trong phần nhiều thuộc âm thủy. Thường thấy biểu hiện trên lâm sàng là khi dương khí bị tổn thương thấp uất hoá thành nhiệt, nhiệt lại làm tổn thương phần âm hoặc người vốn thể chất âm hư thì xuất hiện chứng trạng âm hư nội nhiệt.
Như bệnh lý đã nói ở trên, bệnh thủy thủng vô luận do nội thương hay ngoại cảm đều có quan hệ đến 3 tạng là: phế, tỳ, thận và đều có tác động, ảnh hưởng lẫn nhau như trong Cảnh nhạc toàn thư nói: “Bệnh thuỷ thũng đều quan hệ đến phế; phế bị thủy ủng nên hại đến tỳ”. Rõ ràng bệnh thủy thũng có quan hệ chặt chẽ giữa 3 tạng phế, tỳ, thận lấy thận làm gốc, lấy phế làm ngọn, lấy tỳ làm trung lưu và chủ yếu đó là cơ sở trong việc điều trị bệnh thủy thũng.
Biện chứng luận trị:
Bệnh thủy thũng mới phát trước hết xuất hiện ở hai mi mắt, rồi đến đầu, mặt, tứ chi và toàn thân. Cũng có người xuất hiện ở hai chi dưới trước rồi đến đầu mặt và toàn thân. Nếu bệnh nặng thì hông bụng to căng đau tức khó thở thậm chí không nằm được.
Bệnh này khái quát chia làm 2 loại hình chính là dương thủy, âm thủy. Dương thuỷ phần nhiều thuộc thủy thực; âm thủy phần nhiều thuộc lý thuộc hư. Dương thủy là do ức chế giữa phong và thủy và cảm nhiễm thủy thấp - âm thủy là do tỳ thận dương hư, thủy tà tràn dịch gây nên. Cách chữa chủ yếu là phát hãn, lợi tiểu, trục thủy. Qua thực tiễn lâm sàng sau này người ta có thêm phương pháp là kiện tỳ, bổ thận, ôn dương đồng thời vừa công vừa bổ đó là những nét đại cương điều trị thủy thũng.
A/DƯƠNG THỦY:
1) Phù thũng do phong thủy ức chế:
Loại này trước hoặc sau khi phát hiện bệnh thường có bị ngoại cảm phong tà phát sốt, sợ gió, sợ lạnh, đau đầu, buồn mỏi chân tay, ho tức thô, đau họng. Phù phát ở đầu mặt trước rồi đến tứ chi toàn thân, tiểu tiện ít khi đi, rêu lưỡi trắng nhợt, mạch phù, loại này phát nhanh ta thường gọi là viêm thận cấp.
Phân tích: Do phong tà cảm nhiễm bì phu ảnh hưởng đến phế khiến phế khí quản không thông, ảnh hưởng đến bàng quang, khí hoá thất thường nên tiểu tiện không thông gây phù. Phong vốn thuộc dương tà, thuộc tính đi lên, phong bị thủy ức chế nên phát nhanh và ở đầu mặt trước. Tà ứ ở biểu nên phát sốt, sợ gió sợ lạnh, đau đầu, ho thở v.v... và những biểu tượng của cảm nhiễm phong nhiệt.
Cách chữa: Tuyên phế lợi thuỷ.
Thuốc dùng bài sau:
VIỆC TỲ GIA TRUẬT THANG gia giảm:
(Kim quỹ yếu lược):
Ma hoàng 14g
Thạch cao 20g
Cam thảo 4g
Sinh khương 12g
Đại táo 3g
Bạch truật 12g
Sắc uống: Ma hoàng sắc trước lấy nước sau sắc với vị thuốc còn lại.
Tác dụng: Sơ phong tiết nhiệt, phát hản lợi thủy, trị phù (bì thũng) sốt sợ gió tiểu không thông,
Dẫn giải bài thuốc:
+Thạnh cao để tuyên phế thanh nhiệt.
+Bạch truật để kiện tỳ lợi thủy làm cho khí được thông, đưa thủy thấp đi xuống.
Nếu không sốt cao bỏ thạch cao, thấy bệnh ở biểu nhiều gia phòng phong, khương hoạt. Họ thiền hồ, hạnh nhân. Nhức đầu, đau họng: gia kim ngân, bồ công nhiều gia tang bì, anh, mao căn.
Nếu bệnh ở biểu rồi mà phù không giảm dùng BÀI NGŨ BÌ ẨM.Tang bạch bì, trần bì, sinh khương bì, đại phúc bì, bạch linh bì: lượng bằng nhau. Cách dùng: Chế thành bột mịn, mỗi lần uống 8 - 12g với nước sôi để nguội. Có thể sắc thuốc thang uống, liều lượng tùy chứng gia giảm.
Tác dụng: Kiện tỳ hóa thấp, lý khí tiêu phù.
dùng bài NGŨ LINH TÁN gồm có vị Quế chi, bạch chỉ, bạch truật, phục linh, trư linh, trạch tả.
Nếu ra mồ hôi sợ gió là dương khí lợi yếu phải bổ khí thuỷ thấp dùng bài Phòng kỹ hoàng kỳ thang gia giảm có vị: Phòng kỹ, bạch truật, hoàng kỳ, cam thảo, sinh khương, đại táo..
2) Phù thũng do cảm nhiễm thủy thấp:
Phù toàn thân, phù nhiều ở bụng và hai chi dưới, ấn lõm lâu lên, tiểu tiện ngắn dắt người nặng nề mệt mỏi, ăn ít, hông bụng buồn tức, lưỡi nhợt, mạch nhu, loại này phát chậm và chữa lâu khỏi.
Phân tích: Do thuỷ thấp cảm nhiễm vào bì phu làm ủng tắc gây phù, do thủy thấp tụ vào trong khiếm tan tiêu bị trở ngại bàng quang khí hoá thất thường nên tiểu tiện không thông. Thủy thấp không có đường ra tràn ứ ở bì phu nên phù ngày càng tăng. Tỳ bị thấp, dương khí không được thư thái nên người bị mệt mỏi, buồn bực chán ăn v.v... Do thấp ủng trệ nên chuyển hoá không dễ dàng, nhanh chóng, bệnh kéo dài.
Cách chữa: Thông dương lợi thủy.
Thuốc dùng bài sau:NGŨ LINH TÁN gia giảm:
(Thương hàn luận)
Thành phần:
Trư linh 12 g
Bạch linh 12 g
Trạch tả 12 g
Bạch truật 12 g
Quế chi 8g
Cách dùng: Các vị tán bột mịn, mỗi lần uống 6 - 12g, ngày 2 lần với nước sôi ấm. Có thể sắc thuốc thang uống, có gia giảm tùy chứng.
Tác dụng: Thông dương lợi thủy, kiện tỳ trừ thấp.
Giải thích bài thuốc:
+Bạch linh, Trư linh, Trạch tả tính vị ngọt, hơi hàn có tác dụng thẩm thấp lợi tiểu là chủ dược.
+Bạch truật kiện tỳ táo thấp.
Quế chi cay ôn, giúp bàng quang khí hóa, giúp cho các vị thuốc tăng tác dụng lợi tiểu.
hợp với bài NGŨ BÌ ẨM TRÊN. Bài ngũ linh tán là để thông dương lợi thủy, bài ngũ bì ẩm để hành thủy tiêu thũng, hai bài hợp lại nhiều công hiệu tiêu thủy lợi tiểu càng lớn. Nếu phù nửa trên nhiều và có ho thở gia ma hoàng hạnh nhân. Nếu lưỡi nhợt miệng nhạt, mệt mỏi, đầy tức phù nửa dưới nhiều, bỏ tang bì gia hậu phác, xuyên tiêu, phòng kỹ để hành khí thấp. Nếu dương khí yếu, sợ lạnh, chân tay lạnh, mạch trầm trì gia phụ tử, can khương. Để trợ dương hoá khí vận hành thủy.
Nếu thủy thấp lâu hoá thành nhiệt khiến thấp nhiệt ứ trệ, tân dịch bị tiêu hao, buồn bực, miệng khô khát, nước tiểu vàng dắt, đại tiện khô ráo, rêu lưỡi vàng dày, mạch trầm thì phải phân lợi thấp nhiệt, bệnh nhẹ khi dùng bài KỶ TIÊU LỊCH HOÀNG HOÀN gia giảm có vị: Phòng kỹ, tiêu mục (hồ tiêu), đình lịch tử (hạt đay), đại hoàng.
nặng thì dùng bài SƠ ẨM TỬ gia giảm gồm có vị: Thương lục, trạch tả, xích tiểu đậu, tiêu mục, mộc thông, phục linh bì, binh lang, sinh khương bì, khương hoạt, tần giao.
B/ ÂM THỦY:
1) Phù thũng do tỳ dương hư:
Hai chi dưới phù to ấn lõm lâu lên, hông bụng đầy trướng, ăn uống kém, đại tiện lỏng, sắc mặt nhợt, mệt mỏi, chân tay lạnh, tiểu tiện ít, lưỡi nhợt, mạch trầm hoãn.
Phân tích: Do dương khí yếu tỳ khí kém nên không chuyển hoá được nước khiến thủy tràn ứ xuống hạ tiêu nên hai chi dưới phù to tỳ dương hư không được phấn chấn, sức vận hoá kém, nên ăn ít, hông bụng đầy tức đại tiện lỏng do tỳ khi hư dương khí yếu nên sắc nhợt, chân tay lạnh, mệt mỏi. Do dương khí không vận hoá, thủy thấp không lưu hành được nên tiểu tiện ít, lưỡi nhợt mạch trầm hoãn cũng có tỳ dương hư dương khí không vận hoá được.
Cách chữa: ôn trung kiện tỳ, hành khí lợi thủy.
Thuốc dùng bài sau:
THỰC TỲ ẨM gia giảm:
(Tế sinh phương)
Thành phần:
Phục linh 16g
Can khương 8g
Thảo quả 8g
Chế Phụ tử 4g
Hậu phác 12g
Mộc hương 8g
Đại phúc bì 8g
Bạch truật 12g
Binh lang 12g
Mộc qua 12g
Chích thảo 4g
Sinh khương 3 lát
Đại táo 3 quả
Cách dùng: sắc nước uống chia 2 lần/ ngày.
Tác dụng: Ôn dương kiện tỳ, hành khí lợi thủy.
Giải thích bài thuốc:
+Bạch truật, Phụ tử, Can khương, Cam thảo ôn dương kiện tỳ trừ hàn thấp đều là chủ dược.
+Hậu phác, Binh lang, Thảo quả, Mộc hương, Đại phúc bì các vị thuốc đều có tác dụng hành khí lợi thủy làm cho tiêu trướng đầy ở ngực bụng giảm, phù nề toàn thân.
+Khương, Táo tăng tác dụng kiện tỳ.
Cũng có loại phù thũng do ăn uống không điều độ lâu ngày khiến tỳ vị bị tổn thương hoặc sau khi ốm dậy chức năng vận hoá của tỳ kém khiến thuỷ thấp đình trệ lại gây nên phù toàn thân, đầu mặt phù nhiều, người mệt mỏi sức yếu, lưỡi nhợt, mạch nhu nhuyễn đó là tỳ hư sinh thấp uất trệ gây phù. Cách chữa nên kiện tỳ hoá thấp dùng bài Sâm linh bạch truật tán gia giảm gồm có vị: Nhân sâm, phục linh, bạch truật, kiết cánh, sơn dược, cam thảo, bạch biển đậu, liên nhục, sa nhân, ý dĩ. Có thể gia hoàng kỳ, quế chi để ích khí thông dương hoặc gia phụ tử, phá cố chỉ để ôn thận trợ dương.
2) Phù thũng do thận dương suy nhược:
Phù toàn thân phần dưới và hai chi dưới phù nhiều, đau lưng, chân tay lạnh, sợ lạnh, mệt mỏi, mặt nhợt, lưỡi nhợt, mạch trầm tế.
Phân tích: Do thận dương suy nhược, âm thịnh ở dưới nên nửa người dưới phù nhiều. Do thận hư thủy khí nặng nên đau lưng. Thận và bàng quang là biểu lý, thận khí yếu dẫn tới khí hoá ở bàng quang không lợi nên tiểu tiện ít. Thận dương yếu, mạch môn hoả suy nên chân tay lạnh, sợ lạnh. Lưỡi nhợt, sắc mặt nhợt nhạt, mạch trầm tế đều là biểu tượng của thận dương suy nhược.
Cách chữa: ôn thận lợi thủy:
Thuốc dùng bài sau:
CHÂN VŨ THANG gia giảm:
(Thương hàn luận )
Thành phần:
Thục Phụ tử 12g
Phục linh 12g
Sinh khương 12g
Bạch truật 12g
Bạch thược 16g
Cách dùng: sắc nước uống, chia làm 2 - 3 lần trong ngày.
Tác dụng: ôn dương, lợi thủy.
Giải thích bài thuốc:
+Phụ tử có tác dụng ôn thận tráng dương, khu hàn là chủ dược.
+Bạch linh, Bạch truật kiện tỳ, lợi thủy.
+Sinh khương ôn tán thủy khí tăng thêm tác dụng của Linh Truật.
+Thược dược có tác dụng hòa vinh, chỉ thống, tính toan hàn, liễm âm, điều hòa được tính cay nóng của các vị thuốc trên.
Bài này chủ yếu ôn dương lợi thủy khiến dương khí được hồi phục thì hàn thủy được tiêu hoá tiểu tiện sẽ lợi, phù sẽ tiêu.
Nếu bệnh hư hàn nặng gia hồ lô, ba kích, nhục quế để ôn bổ thận dương. Nếu khó thở, thở dốc ra mồ hôi không thể nằm được gia sâm, cam thảo, ngũ vị, mẫu lệ. Nếu loại cảm hàn đã khiến hàn và thủy ức chế gây phù to, sợ lạnh không có mồ hôi thì bỏ bạch thược gia ma hoàng, tế tân, cam thảo để ôn kinh tán hàn.
Như đã lược thuật ở trên.
Tóm lại là phải lợi thủy, lợi thủy gồm nhiều phương pháp như: Tuyên phế lợi thủy, thông dương lợi thủy, kiện tỳ lợi thủy, ôn hận lợi thủy. Trong đó có hai loại chính là dương thủy cần thông âm thủy thì nên ôn bổ, sau khi bệnh khá nên căn cứ vào tình huống cụ thể mà bồi bổ tỳ, thận để phòng bệnh tái phát.
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.