Chữa Xuất Huyết Não "Tai Biến Não" Bằng Đông Y

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/20120804-111114-1-mon-an-bai-thuoc-phong-tri-dau-thuoc-vi-67758-2.jpeg    Xuất huyết não y học cổ truyền xếp vào loại bệnh “Trúng phong”, đặc điểm trên lâm sàng bệnh này thuộc loại cấp tính các triệu chứng như: đột nhiên ngã ngay ra, mê ngất. Sau khi tỉnh tinh thần rối loạn, nói năng ngượng nghịu, chân tay co cứng run giật, theo y học hiện đại thì bệnh này có 2 loại chính: Xuất huyết não và xuất huyết dưới vỏ não, sau đó là ứ máu não.

Xuất huyết não hiện tượng là do mạch máu não bị phá vỡ làm máu tràn ra hộp sọ, bệnh này thường gặp nhiều ở lứa tuổi trung niên trở lên.

I. NGUYÊN NHÂN BỆNH LÝ:

Bệnh xuất huyết não thường gặp ở những người cao huyết áp hoặc xơ cứng động mạch não. Ngoài ra còn có trường hợp tràn dịch màng não, u xơ mạch máu não. Trường hợp cao huyết áp lâu ngày hoặc huyết áp thường không ổn định có lúc đột nhiên tăng cao, làm quá sức chịu đựng của mạch máu não, dẫn đến động mạch bị vỡ, huyết dịch tràn vào não. Sau khi mạch máu não bị vỡ gây xuất huyết, tổ chức não bị huyết ứ gây chèn ép. Do mức độ và vị trí ứ khác nhau mà hệ thống thần kinh và tinh thần ý thức của bệnh nhân trên lâm sàng cũng không giống nhau. Nếu huyết dịch tràn vào hệ thống não thấp, dẫn xuống hậu não sẽ gây phản ứng như viêm màng não, bệnh nhân sẽ thấy đau nhói vùng não. Nếu không bị tử vong thì huyết dịch dần dần chuyển hoá, gây tổn thương tổ chức não. Y học cổ truyền đã sớm nhận thức và xác định bệnh này qua nhiều sách vở để lại. Sách Nội kinh cho bệnh này là “thiên khô” “đại quyết” “bạc quyết”, đều là do chính khí yếu, ngoại tà xâm nhập làm cho khí và huyết đều xông bốc lên. Sách Kim quỹ yếu lược lại phân biệt bệnh này do phong trúng kinh lạc, trúng tạng phủ, nên triệu chứng xuất hiện cũng khác nhau, về sau lại được nhiều nhà y học nghiên cứu, bổ sung cùng với sự kết hợp và tích luỹ kinh mghiệm giữa y học hiện đại và y học cổ truyền, vì bệnh này phần lớn là do “nội phong”  mà chủ yếu là do tinh huyết khô ráo, can thận âm hư, can dương quá mạnh, kích động nội phong, làm cho phong đởm nhiễm loạn ở trên, huyết theo khí đi ngược cùng tẩu tán lên cao. Đồng thời lại bị đờm tụ làm trở tắc kinh lạc và thanh khiếu, tinh thần không làm chủ được mà tự nhiên ngã quay, nói ngọng, tê cứng nửa người. Lúc bệnh phát thì phong hoá, đờm trụ đang mạnh, dương khí hoặc bị ngoại tà bế lại, hoặc bị tiết ra ngoài nên phát rất cấp. Nếu không kịp thời cứu chữa sẽ dẫn đến tử vong. Sau khi bệnh đã được cấp cứu rồi, phần phong đờm và ứ huyết còn trở trệ kinh lạc huyết mạch, thành bán thân bất toại, nói năng ngượng nghịu. Đốỉ với người tuổi cao sức yếu, tình chí uất ức hoặc bị kích động, hoặc ăn nhiều chất bổ béo, uống rượu nhiều, phóng dục quá độ, hoặc trúng phong. Sau khi điều trị khỏi sức khoẻ chưa hồi phục, chăm sóc kém, bệnh tái phát nhiều lần, đều là những nhân tố gây bệnh xuất huyết não.

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:

   Bệnh cấp thì đột nhiên ngã quay, mê man bất tỉnh, nôn mửa, thở gấp, đau đầu, mất tiếng, đại tiểu tiện không tự chủ, chân tay tê liệt hoặc run rẩy, có sốt nhẹ...

Hôn mê là triệu chứng chủ yếu của xuất huyết não. Xuất huyết não phần lớn là hôn mê sâu, đồng tử thu nhỏ lại hoặc dãn to ra, đồng tử hai mắt không đều, thị lực giảm hoặc phản ứng của nhãn cầu suy giảm, mạch huyền thực và hoãn. Căn cứ vào vị trí xuất huyết ở não mà chia ra mấy thể sau đây:

Xuất huyết trong vỏ não, xuất huyết não cầu, xuất huyết tiểu não, xuất huyết não thất. Trong đó xuất huyết trong vỏ não thường gặp nhiều hơn chiếm tới 80%. Dưới đây là 4 loại xuất huyết não.

1) Xuất huyết trong vỏ não:

Xuất huyết trong vỏ não xuất hiện các triệu chứng như: ngã quay, hôn mê, đồng tử nhỏ lại hoặc dãn to ra, thần kinh rối loạn một bên chân tay run hoặc liệt (bán thân bất toại), nói năng không tự chủ, phản xạ ngày càng thấp. Nếu xuất huyết hậu não thì mắt sẽ mờ một bên, nếu xuất huyết một bên vùng bán cầu đại não thì không nói được .

2) Xuất huyết não cầu:

Xuất huyết một bên mặt và nửa người liệt, đầu nghênh, mắt lệch, bệnh phát triển mạnh. Não cầu bị tổn thương thì tứ chi cứng. Thần kinh giao cảm não cầu bị phá vỡ mà đồng tử thu lại rất nhỏ. Bệnh nghiêm trọng thì tuần hoàn và hô hấp bị trở ngại lớn.

3) Xuất huyết tiểu não:

Bệnh phát từ từ cũng có khi đột phát, ban đầu có các triệu chứng: đau đầu, chóng mặt, thiếu tự chủ, sau đó dẫn đến hôn mê hoặc bán hôn mê, nôn mửa, cổ cứng, đồng tử nhỏ lại, nhãn cầu lệch về một bên.

Xuất huyết não thất:

Bệnh phát nhanh: Hôn mê sâu, đầu, cổ cứng đờ, tứ chi tê cứng hoặc co giật, kiểm tra nước não tuỷ có nhiều hồng cầu. Bệnh này thường xuất hiện sau khi xuất huyết trong vỏ não.

Chẩn đoán phân biệt:

Với lứa tuổi trung niên trở lên vốn cao huyết áp, có tiền sử xơ cứng động mạch, thường đột nhiên hôn mê hoặc tinh thần lơ mơ, một bên tay tê cứng hoặc ngượng nghịu, cầm nắm, cử động không chính xác là tương ứng với xuất huyết não. Nếu là xuất huyết trong vỏ não ít thì bệnh phát chậm, có triệu chứng bán hôn mê, tinh thần ý chí không minh mẫn, dẫn đến hôn mê, giống như hôn mê của các bệnh viêm thận, đái đường, hạ đường huyết, bệnh gan, trúng thử, đúng độc. Viêm màng não, khác với các bệnh cấp tínhvề xuất huyết não.

III. PHÂN TÍCH CÁC TRIỆU CHỨNG CHÍNH:

1) Hôn mê hoặc tinh thần ý thức không minh mẫn (thần hôn).

Y học cổ truyền cho bệnh này là trúng phong hôn mê, gọi là “đại quyết” sau này gọi là “bất tỉnh nhơn sự” “thần hôn”, “rối loạn tâm thần”, đều nói về tinh thần ý thức bị trở ngại, bệnh trước nặng sau nhẹ, thuộc loại trúng phong tạng phủ. Phong trúng vào phủ thì hôn mê nhẹ, phần nhiều là “bế chứng” (khiếu bế), tinh thần không minh mẫn. Phong trúng vào tạng phần nhiều hôn mê sâu, khó hồi phục, dễ dẫn đến vong thoát.

Trúng tạng và trúng phủ thường không tách rời nhau và có sự chuyển hoá lẫn nhau, nên chú ý toàn diện khi bệnh xuất hiện để phân tích. Khi gặp trúng phong hôn mê cần phân tích “chứng bế” và “chứng thoát”. Hôn mê mà có lẽ bế là phong đờm kéo lên trên, tà khí bế lại gây nên. Loại này rất nguy hiểm, trong Thiên điều kinh luận - Sách Tố vấn nói: “Khí và huyết bốc lên (thượng xung gây , “Đại quyết” mà đại quyết sẽ nhanh chết”, nếu khí phục hồi nhanh thì sống, chậm sẽ chết, vì vậy khi gặp chứng này phải được xử lý và cấp cứu kịp thời.

2) Chóng mặt đau đầu:

Bệnh này mới phát hoặc tái phát sau khi chóng mặt đau đầu đã khỏi, bệnh này phần nhiều là do âm hư, can hoả vượng gây ra. Bệnh nhân đau đầu hoặc đau một bên, tính tình hay cáu gắt, lưng mỏi, chân tay run, mạch huyền. Nếu có phong đờm bốc lên thì chóng mặt, nặng đầu. Nếu phong hoả bốc mạnh thì đau đầu dữ dội chóng mặt. Mặt, môi, lưỡi đều đỏ, khát nước, mạch huyền sác. Nếu có ứ huyết thì nơi đau cố định, môi lưỡi có đốm đỏ hoăc đỏ tía.

3) Lưỡi cứng, nói ngượng, tê cứng chân tay:

Lưỡi thuộc tâm và có quan hệ đến can, tỳ, thận. Nếu do phong hoả đờm thấp ủng trệ kinh lạc, bế tắc kinh mạch, chính khí không được lưu thông thì lưỡi cứng nói ngượng. Thân thể và tứ chi đều thuộc vinh vệ, khí huyết, kinh lạc, nếu do phong hoả, đờm thấp ứ trệ, bế tắc, làm cho khí huyết mạch lạc không được lưu thông thì chân tay tê cứng, cử động không được như ý.

IV. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ.

A) THUỐC UỐNG:

1)  Khí hư huyết ứ ( Thường gặp nhất):

Triệu chứng: Phần lớn bệnh nhân thể chất khí hư, sắc mặt tái nhợt, hơi thở ngắn, dễ mệt, ra nhiều mồ hôi, tiêu lỏng, chất lưỡi nhợt, rìa lưỡi có dấu răng, trên mặt hoặc dưới lưỡi cô điểm hoặc nốt ứ huyết, chân tay có nhiều chỗ bị tê dại, liệt nửa người hoàn toàn, chân tay yếu, miệng méo, nói khó hoặc không nói được, mạch Vi, Tế hoặc Hư, Đại, tinh thần tỉnh táo.

Điều trị: Bổ khí, hóa ứ, thông lạc.

Phương thuốc su:

 Bổ DƯƠNG HOÀN NGŨ THANG gia giảm:

Hoàng kỳ                     40g

Xuyên khung               14g

Đương quy                 14g

Xích thược                  16g

Đào nhân                    12g

Hồng hoa                     12g

Địa long                       12g

Tam thất                      12g

+ Phương thuốc: Thông Lạc Hóa Ứ Thang (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học):

Trộn đều theo tỷ lệ 2:2: 1, mồi lần uống 3g, ngày 3 lần.

-Gia giảm: Bệnh nhân béo mập thêm thuốc hóa đờm như Nam tinh (bào), Bạch giới tử (sao), Trúc lịch, nước Gừng tươi.

Có nhiệt chứng như váng đầu, hoa mắt, mặt đỏ, bứt rứt khó chịu, lườøi đỏ, rêu vàng khô, mạch Huyền, Sác: thêm Hoàng cầm, Hạ khô thảo, Câu đằng, Thạch quyết minh, Thảo quyết minh, Bạch thược, Cúc hoa, Chi tử (sao đen) để thanh nhiệt, bình can.

2)  Can thận âm hư:

Triệu chứng: Da khô nóng, hoa mắt, váng đầu, hồi hộp, mất ngủ, bứt rứt, lưng đau, gối mỏi, táo bón, bàn chân tay tê dại, liệt nửa người, miệng méo, tiếng nói không rõ, thân lưỡi thon, rìa lưỡi đỏ, rêu dày nhớt, mạch Huyền, Tế, Sác hoặc Huyền Hoạt. Huyết áp cao hoặc bình thường.

Điều trị: Tư âm, tức phong, hóa đờm, tán ứ, thông kinh, hoạt lạc.

Phương thuốc: Dùng bài Mạch Vị Địa Hoàng Hoàn hợp với Thiên Ma Câu Đằng Ẩm gia giảm

LINH GIÁC CÂU ĐẰNG THANG gia giảm:

(Thông tục thương hàn luận )

Thành phần:

Linh dương giác            2g

Câu đằng                    12g

Tang diệp                    12g

Xuyên Bối mẫu            16g

Trúc nhự                     20g

Sinh địa                       20g

Cúc hoa                      12g

Bạch thược                 12g

Phục thần                    12g

Cam thảo                      4g

Cách dùng: sắc nước uống.

Tác dụng: Bình can tức phong, thanh nhiệt chỉ kinh.

Giải thích bài thuốc:

Bài thuốc chủ trị chứng can kinh nhiệt thịnh, nhiệt cực sinh phong. Trong bài:

+Linh dương giác, Câu đằng thanh nhiệt lương can tức phong chỉ kinh là chủ dược.

+Tang diệp, Cúc hoa tăng thêm tác dụng thanh nhiệt tức phong.

+Bạch thược, Sinh địa, Cam thảo dưỡng âm tăng dịch để bình can.

+Bối mẫu, Trúc nhự để thanh nhiệt hóa đàm để thanh nhiệt hóa đàm ( vì nhiệt đốt tân dịch sinh đàm).

+Phục thần để định tâm an thần.

+Cam thảo điều hòa các vị thuốc.

+Mang biện chứng luận trị theo bệnh trúng phong và phong trúng tạng phủ của y học cổ truyền mà đốì chứng lập phương.            ’

3, Hôn mê hoặc tinh thần ý chí rối loạn, dùng bài Thanh nhiệt đạo đờm thang:

TIỂU HÃM HUNG THANG gia giảm:

(Thương hàn luận)

Thành phần:

Hoàng liên                     8g

Toàn qua lâu nhân      20g

Khương Bán hạ          12g

Cách dùng: sắc nước uống.

Tác dụng: Thanh nhiệt đạo đàm, khai kết.

Giải thích bài thuốc:

+Hoàng liên đắng hàn tả hỏa, trừ nhiệt kết là chủ dược.

+Bán hạ khai ôn trừ đàm, tiêu mãn.

Hai vị hợp dùng đắng cay khai có tác dụng tả nhiệt trừ đàm, tiêu mãn tán kết.

Qua lâu thanh nhiệt trừ đàm tán kết, lợi đại tiện.

Trên lâm sàng thường gặp 2 thể bệnh:

Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP