TRANG CHỦ » THUỐC TỪ RAU CỦ QUẢ » VẦN K
Kiệu ăn bổ chữa viêm mũi dị ứng...

    Kiệu vị thuốc Đông y gọi Giới bạch, Hỏa thông. Kiệu là cây rau có từ lâu đời là vị thuốc quý của người dân, lá kiệu non dùng xào, nấu canh, củ kiệu muối chua ăn kèm thịt mỡ, cá kho, hoặc xé nhỏ làm gỏi thịt gà, làm gỏi với các loại rau đều tốt.

Ngày tết cổ truyền Miền Bắc thường có hủ dưa kiệu với thịt mỡ dưa hành ăn vừa mau tiêu vừa ấm người, vừa bớt lạnh mùa đông, Miền Nam thường có hủ củ kiệu muối chua ăn với tôm khô vừa bổ thơm ngon mau tiêu.  Làm món dưa kiệu cũng đơn giản, củ kiệu mua về rửa gọt cuống rễ ngâm nước muối loảng một đêm, sau ngâm qua nước gạo vài giờ, vớt ra xếp củ kiệu vào hủ, nấu nước giấm, đường vừa đủ đổ vào có thể 5-6 ngày dùng được.

    Dưa kiệu muối nhiều để lâu kiệu nguyên cây cắt bớt lá, cứ 10 phần kiệu và 1 phần muối, xếp một lớp kiệu cho một lớp muối khi kiệu chín lên men ăn dần.

       Theo YHCT Kiệu vị cay đắng, tính ấm. Tác dụng thông dương, tán kết, hành khí, giảm đau, bổ trung, an thai, lợi thủy, điều hoà nội tạng… ăn kiệu rất tốt với người tiêu hoá kém, tiểu gắt, tiểu đục, phụ nữ có khí hư. Kiệu còn được xem vị thuốc quý cho người dương hư chịu lạnh kém.

-Theo sách Nam Dược Thần Hiệu “Kiệu (giới bạch) vị cay đắng, tính ôn hòa… tác dụng bổ trung hành khí nhẹ mình, lợi thủy, chắc ruột, trị tiểu gắt, tiểu đục”. 

-Theo Sách Dược tính chỉ nam Củ kiệu (giới bạch): khí ôn vị cay không độc. tác dụng hòa trung tiêu, ích dương khí, thông được huyết, thông khí trệ hạ tiêu, lên da non. Trị chứng lỵ, đau bụng hắc loạn ói khan, đau tức ngực khó thở, thai hành, chứng phu nữ nhiều khí hư, giã kiệu vắt nước trộn mật uống rất hay”. 

Phương pháp chế kiệu làm thuốc (Giới bạch) đến mùa thu hoạch lấy củ kiệu bổ đôi phơi, hoặc sấy khô để sử dụng cả năm.

     Một số món ăn bài thuốc kinh nghiệm dân gian chữa bệnh như:

     -Chữa tức ngực, đau tức ở vùng tim (do tâm hàn thống): Chỉ thực 4 trái, Hậu phác 12g, Giới bạch 14g, Quế chi 8g, Qua lâu 1 trái (giã nát). Sắc uống ngày một thang (Chỉ Thực Giới bạch quế chi thang)

      -Chữa đau bụng đi ngoài (do lỵ): Giới bạch, loại còn tươi nấu cháo ăn vài ngày. (Kinh Nghiêm Dân Gian)

      -Chữa tức ngực khó thở (do đàm tắc trở): Nấu cháo Củ kiệu với hạt kê ăn lâu ngày. (Kinh Nghiêm Dân Gian)

      -Chữa phụ nữ có thai lạnh bụng đau bụng (động thai): Giới bạch 30g, Đương quy 10g. Sắc uống. (Kinh Nghiêm Dân Gian)

     -Chữa sản phụ bị kiết lỵ kiệu non xào với cật heo ăn.(Kinh Nghiêm Dân Gian)

     -Chữa viêm mũi mạn tính (tỵ uyên): Giới bạch 9g, Tân di hoa 6g, Mộc qua 9g; sắc nước uống ngày 2-3 lần, liệu trình 2-3 tuần.(Kinh Nghiêm Dân Gian)
    Chữa kiết lỵ, ỉa chảy, mót rặn: Giới bạch 12g, Sài hồ 9g, Bạch thược 12g, Chỉ thực 6g, Cam thảo 4g. Sắc nước uống.(Kinh Nghiêm Dân Gian)
    -Chữa xích lỵ, đi lỵ phân lẫn máu: Giới bạch 12g, Hoàng bá 6g, sắc nước uống. Hoặc dùng kiệu 1 nắm, còn non thái nhỏ, nấu cháo ăn.(Kinh Nghiêm Dân Gian)
    -Chữa lở ngứa: Dùng lá kiệu nấu nước rửa, hoặc giã nát đắp lên chỗ da bị bệnh.(Kinh Nghiêm Dân Gian)
    -Chữa bỏng: Dùng kiệu giã nhỏ, hòa với mật ong, vắt lấy nước bôi vào chỗ bị bỏng, giúp da chóng lành.(Kinh Nghiêm Dân Gian).

    Giới bạch có tính ôn là rau ăn rất tốt cho mùa đông, mùa xuân thời tiết lạnh. Tuy nhiên nóng nội nhiệt không nên lạm dụng ăn nhiều một lúc gây nóng gan, tổn khí.

  Kiêng cử: Không dùng kiệu trong trường hợp khí hư yếu không bị trệ, ngực đau không phải do hàn.

(Quan tâm ăn uống là cách phòng bệnh tốt nhất)

Dongyminhphuc.com

Chia sẻ

Tác giả Lương Y Minh Phúc
Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP