TRANG CHỦ » THUỐC TỪ ĐỘNG VẬT » THỊT DÊ VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA DÊ
19 Món Ăn Bài Thuốc Từ Dê


Dê không chỉ món ăn ngon bổ dưỡng đặc sản nhiều vùng miền mà còn được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng, nhiều người cho rằng ăn thịt dê sẽ cường tráng sinh lực, lao động sinh hoạt bớt mệt mỏi.

     Theo Y học cổ truyền các bộ phận của dê đều là vị thuốc quý chủ yếu cho người dương khí hư, tuy nhiên các sản phẩm dùng từ dê đều có tính ấm nóng những ai có chứng nội nhiệt lại không nên dùng.


1-Thịt dê (dương nhục) vị cam, tính ấm, không độc. Tác dụng: khai vị, ấm trung tiêu, yên được tâm thận, bổ hư, thêm khí lực mạnh cho đương sự, cứng gân xương… chủ trị chứng gió độc (phong hàn), đau đầu chóng mặt, chứng trẻ em động kinh. Phụ nữ sau sinh khí huyết hư mệt mỏi, ốm yếu… Chứng đàn ông vất vả mệt nhọc khí huyết hư suy. Chứng dương khí hư đang mùa hè cũng sợ lạnh sợ gió. Chứng trẻ em“tự hãn” chơi đùa mồ hôi ra như tắm. Chứng tỳ vị hư hàn, lạnh bụng nôn ói. Chứng “huyễn vựng” xay sẩm, huyết áp thấp. Chứng “phong hàn” hay bị trúng gió lạnh. Tính thành phần dinh dưỡng Thịt dê có chứa 20,7% protid; 4,3% lipid; 11mg Ca; 129mg P; 2mg Fe; có vitamin B1, B2, PP và cung cấp 125 calo/100g thịt. Tuy nhiên thịt dê không nên dùng nhiều nhất là với ai nội nhiệt người nóng bứt dứt khó ngủ, do “Tâm hỏa”. Chứng hay bị bị lở miệng, môi nứt, răng lợi chảy máu do “Vị hỏa” …Chứng hay bốc nóng lên đỉnh đầu, mắt đỏ sưng, miệng đắng do “Can hỏa” … Chứng ho khan đàm vàng do “Phế hỏa”. Chứng hay bị lưng chân nóng, đi tiểu vàng do “Thận hỏa” …Chứng ngoại tà “ôn bệnh” viêm nhiễm đang sốt nóng. Chứng trẻ em ban sởi. Chứng “sang dương” mụn nhọt đang giai đoạn viêm sưng đỏ. Chứng “hoàng đản” vàng da, tiểu vàng... Chứng điên cuồng do đàm hỏa... Chứng thống phong (gút) khớp đang đau đều phải kiêng thịt dê nghiêm ngặt.
   2-Thận dê (bầu dục dê): Vị cam, tính ấm, không độc… Tác dụng: bổ khí, dưỡng vị, ích phủ tang… chủ trị thận khí hư mà tiểu tiện đi luôn, ù tai, điếc tai, chứng nhiều mồ hôi, hay sợ lạnh, và chứng gặp lạnh hay đau bụng dùng nó rất hay… Cách chế biến mỗi lần dùng1 quả làm sạch gân trắng ở trong cho gia vị vừa đủ luộc chấm mắm gừng, hay nấu cháo hoặc phối hợp đỗ trọng, ý dỹ, hạt sen gia vị vừa đủ hầm ăn, hoặc xào với hoa lý ăn tuần vài lần. Tài liệu cổ phương còn cho biết “dùng thận dê với mỡ dê, rau hẹ và tỏi chữa được chứng “Trưng hà” khối u trong bụng. Chứng đau bụng do hàn.
    3-  Dương ngoại thận (ngọc dương): Vị cam, tính ấm không độc. Tác dụng: bổ dương khí, ích phủ tang.. chủ trị chứng thận hư di tinh hoạt tinh… Tốt nhất nên dùng ngọc dương loại dê đang lớn 1 cái làm sạch hợp hạt sen, đậu đen, nước gừng gia vị vừa đủ tiềm ăn. Hoặc phối hợp với vỏ quit, đại hồi, dâm dương hoắc ngâm rượu mà uống.
   4- Gan dê (dương can): Vị ngọt, hàn, không độc. Tác dung bổ huyết, ích can và làm sáng mắt…chủ trị các chứng gió độc mà người nóng hâm hấp sợ lạnh. Chứng mắt đau, mắt mờ dùng nó rất hay.. Cách chế biến nên dùng gan dê non luộc, nấu cháo hoặc thêm hành cà rốt gia vị vừa đủ hầm, xào ăn tuần vài lần. 
   5-  Dương tủy (tủy xương dê): Vị cam, tính ấm, không độc. Tác dụng bổ huyết, lợi kinh mạch, thần kinh, chưa chứng nam nữ hiếm muộn do dương khí hư. Chứng huyết hư hay phiền buồn. Chứng da khô nám, râu tóc bạc sớm. Cách chế biến dùng tủy xương dê phối hợp rau hẹ gia vị rượu trắng hành tỏi nước cốt gừng chưng ăn.
   6- Lưỡi dê (Dương thiệt): Vị cam, tính ấm, không độc. Tác dụng: bổ trung ích khí, ấm tỳ vị. chữa chứng tỳ vị hư hàn…Cách chế dùng lưỡi dê nên dùng với da dê, cật dê thêm gao tẻ, đậu đỏ, gừng gia vị nấu cháo hoặc phối hợp khoai tây, cà rốt nấu canh ăn đều tốt.
   7- Xương dê (dương cốt): Vị ngọt, tính nóng, không độc. Tác dụng: bổ khí, ấm tỳ vị thận, cường gân cốt… chủ trị chứng hư nhược mà lạnh trong, người gầy ốm yếu. Chứng thận hư mà lưng chân yếu, đau mỏi, trẻ em còi chậm lớn. Cách chế biến xương dê phối hợp cà rốt, khoai môn, hoặc bí đỏ hầm ăn. Hoặc cho gạo đậu xanh nấu cháo mà dùng.
   8- Dạ dày dê (dương đỗ): Vị cam, tính ấm, không độc. Tác dụng: bổ hư, kiện kỳ, ích vị… chủ trị chứng vị hư hàn ăn vào hay bị ói. Chứng nhiều mồ hôi người mập tay chân lạnh. Chứng thận hư tiểu đêm nhiều lần. Cách chế biến tốt nhất dạ dày dê làm sạch phối hợp hạt sen, đậu đen hầm ăn. Hoặc phối hợp với khoai tây, khoai lang gia vị vừa đủ hầm ăn đều tốt…
   9-  Dương bì (da dê): Vị ngọt, tính bình, không độc. Tác dụng: bổ hư, cước khi, huyết hư sinh phong…chủ trị người hư yếu hay bị trúng gió lạnh, Chứng tay chân tê bì mềm yếu, vận động khó khăn do thấp tà … Cách chế tốt nhất da dê cạo sạch lông thui chin thái lát, thêm hành tây, cà rốt gia vị xào ăn, hoặc nấu canh với khoai tây, củ cải, nấm mèo tuần ăn vài lần đều tốt…
   10-  Chân dê (Dương đề chi); Vị cam, tính ấm không độc… tác dụng bổ khí dưỡng huyết, lợi sữa, mạnh gân xương, trừ phong thấp tý, bền chặt chân răng…chủ trị phụ nữ sau sinh ít sữa. Chứng nuy chân tay yếu, phong thấp nhức mỏi, da khô nám… Cách chế biến tốt nhất chân dê cạo sạch lông thui thật chin chặt khúc ninh nhừ nấu cháo, hoặc hầm với cà rốt, khoai lang, khoai môn đều tốt.
   11- Xương đuôi con dê (Dương vĩ cốt): Vị cam, tính ấm, không độc.. Tác dụng: ấm hạ tiêu, khỏe gân xương sang tai mắt…chủ trị chứng gân xương đau mỏi, chứng người già tai mắt yếu… Cách chế biến lấy đoạn xương đuôi cạo sạch lông thui chín cho hầm cà rốt, khoai lang gia vị hầm nấu canh,  dùng được con dê non đang lớn càng tốt.
   12-  Dương iếp (núm cổ họng con dê): Vị ngọt, tính bình, không độc. Tác dụng trị chứng khí uất kết sinh chứng “anh khí” chứng hạch đàm kết ở cổ, “bứu cổ”. cách chế biến dùng dương iếp làm sạch phối hợp đậu xanh, gừng, hành gia vị nấu cháo…hoặc phối hợp với rau cải xoong gia vị gừng xào ăn.
   13- Phổi dê (dương phế): Vị cam, tính ấm…Tác dụng bổ phế khí, điều thuỷ đạo… trị ho kéo dài do phế hư, tiểu tiện bất lợi: 
Cách chế biến phổi dê thêm thịt dê, gạo tẻ, gia vị gừng, hành rau thơm nấu cháo ăn. Hoặc cho cà rốt khoai tây hầm ăn.
   14- Dương đầu cốt(xương đầu dê): Vị ngọt tính bình không độc. Tác dụng chủ trị chứng trúng phong đau đầu chóng mặt. Chứng trẻ em kinh giãn.
   15- Tiết dê (dương huyết) Vị mặn, tính bình, không độc.. Tác dụng trị chứng trúng phong, phụ nữ sau sinh rồi huyết xấu xông lên xay xẩm có khi bất tỉnh, chứng sinh xong bào y không ra hết đau bụng. Chứng thổ huyết, xuất huyết. Dùng tiết dê tươi cho uống 1-2 chén nhỏ.(nên dùng dê khỏe đang lớn)
   16- Dương nhũ (sữa dê): Vị ngọt tính ấm không độc. Tác dụng bổ hư lao, ích phế thận, nhuận được trừng vị…trị chứng đàn ông đàn bà hư nhược hay bị trúng gió. Trẻ em động kinh ngất đi, chứng trẻ bị nôn ói, chứng miệng hay viêm lở… cách dùng vắt sữa tươi cho uống ngày 1-2 chén.
   17- Dương tâm (tim dê): Tác dụng: bổ tâm, giải uất… trị chứng “tâm quý” gặp lạnh hay tức ngực hồi hộp… Cách chế biến dùng tim dê luộc thái lát quấn rau húng quế, hoặc rau thơm quấn chấm mắm gừng ăn, hoặc nấu tim dê phối hợp đậu đỏ, gạo tẻ nấu cháo ăn. Theo sách “hể con nào đang có sưa không nên dùng”.
   18-  Mỡ dê (dương chỉ): Vị cam, tính ấm, không độc. Tác dụng Bổ hư, nhuận táo, hoá độc, trị chứng hư yếu lạnh lẻo trong, chữa chứng trẻ em thanh nên tóc khô, da mụn nám, gầy ốm yếu, châm lớn. Cách chế biến tốt nhất nấu cháo khi ăn cho gi vị gừng hành rau thơm và1 thìa mỡ dê vào ăn nóng. Hoặc phối hợp mỡ dê xào rau cần, rau cà rốt ăn nóng. 
   19-  Dương đởm (mật dê): Vị đắng, tinh hàn, không độc. Tác dụng trị chứng mắt yếu. Chứng mắt có màng mộng che con ngươi. Chứng trúng gió nước mắt chảy ra dàn dụa… Cách dùng phối hợp mật dê, mật mía chưng thật kỹ nhỏ vào mắt chữa chứng mất đỏ tất hay.
Báo Xuân ÂT mùi Năm 2015

Dongyminhphuc.com

Chia sẻ

Tác giả: Minh Phúc/ KH&ĐS
Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP