TRANG CHỦ » MÃ BỆNH VÀ THUỐC YHCT » 7_BỆNH VỀ HƯ NHƯỢC_ BỔ DƯỠNG
Can âm hư sườn bụng đầy đau... Bài Nhất quán tiễn chủ trị 070402

     Theo YHCT Chứng Can âm bất túc, mất sự nhu nhuận, gân mạch không được nuôi dưỡng, hoặc âm không chế dương, hư nhiệt từ trong sinh ra gây nên bệnh. Phần nhiều do mất huyết quá nhiều, ốm lâu hao tổn Can âm gây nên hoặc vì tính khí không thoả mãn, Can uất kéo dài, khí uất hoá hoả, hoặc bệnh mãn tính, bệnh ôn nhiệt dẫn đến hao thương can âm mà sinh ra bệnh.

 Can âm hư khí uất trệ. Biểu hiện hạ sườn đầy đau, miệng khô đắng, ợ chua đau đầu, chóng mặt, mắt khô, sợ ánh sáng, có lúc hai mắt tối xầm, quáng gà, ù tai, đau sườn, tâm phiền hay cáu giận, móng tay chân không nhuận hoặc bắp thịt máy động, thậm chí vùng mặt có cảm giác nóng bừng, miệng ráo họng khô, gò má và môi đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, triều nhiệt, đạo hãn, mất ngủ hay mê, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch huyền tế sác.

   Theo YHHĐ can huyết hư Là loại bệnh mà số lượng hồng cầu trong máu ít đi, dưới mức 4 triệu hồng cầu trong 1 ly khối máu.  Chất lượng hồng cầu bị thay đổi: hồng cầu to ra, bé đi, thay hình dạng, mầu sắc sẫm lại hoặc nhạt đi, bệnh chứng Thuộc loại Hư Lao của đông y.

Dưới đây là bài thuốc cổ phương gia giảm thường dùng can âm hư, khí uất trệ đau liên sườn Phép trị: dưỡng âm sơ can, sơ can, lý khí … nên dùng (Bài Nhất Quán tiễn “Liễu châu y thoại” gia giảm mà trị.

Phương thuốc gồm:

Sinh địa            40g

Sa sâm              14g

Đương qui        14g

Câu kỷ tử          24g

Mạch môn        12g

Xuyên luyện tử  8g

Sắc uống. Tác dụng: Dưỡng âm sơ can, lý khí. Chủ trị: can thận âm hư, khí trệ không vận động, ngực bụng đầy đau, ợ chua, sán khí, hà tụ, cổ họng khô táo.

Giải thích bài thuốc:

Bài này chủ yếu dưỡng can tỳ lợi khí sơ can, trong bài

Sinh địa tư dưỡng Can thận là chủ dược.

-Bắc Sa sâm, Mạch môn, Kỷ tử: tư can dưỡng âm.

-Đương qui dưỡng huyết hòa can.-Xuyên luyện tử sơ can tán nhiệt.

-Gia giảm:

-Nếu miệng đắng họng khô gia Hoàng liên, Hoàng cầm, Thiên hoa phấn để thanh nhiệt.

-Nếu đại tiện táo bón gia Mè đen, Đại hoàng để thông tiện.

-Nếu nhiều mồ hôi gia Địa cốt bì, Lá dâu để thoái hư nhiệt, chỉ hãn.

-Nếu miệng khô khát gia Thạch hộc, Huyền sâm để dưỡng vị âm .

-Nếu đàm nhiều gia Qua lâu, Bối mẫu để khu đàm.

-Nếu bụng đau gia do khí trệ gia Hương phụ, Trần bì…

-Nếu gan to có khối u cứng gia Miết giáp để nhuyễn kiên tán kết.

-Nếu mất ngủ gia Bá tử nhân, Toan táo nhân sao.

Bài thuốc thường được ứng dụng chữa chứng viêm gan mãn có kết quả nhất định thường được dùng thêm các vị Đương qui, Đơn sâm, Bạch thược để sơ can hòa huyết.

Phụ phương:

  + Trị can âm hư, huyết nhiệt phối hợp Bài: (A Giao Kê Tử Hoàng Thang “Thông Tục Thương Hàn Luận” gia giảm). A giao 8g, Bạch thược 14g, Thạch quyết minh 24g, Câu đằng 12g, Sinh địa 20g, Cam thảo 6g, Phục thần 14g, Kê tử hoàng 2 cái, Mẫu lệ 40g, Lạc thạch đằng 12g. Sắc uống. Công dùng: Dưỡng huyết tư âm, nhu can tức phong. Trị nhiệt tà uất kết lâu ngày làm hại phần âm, gây ra âm hư sinh phong, chân tay run giật, gân cơ co cứng, đầu váng, chóng mặt.

  + Trị can âm hư, khí uất trệ phối hợp Bai (Tiêu Giao tán “Hòa tể cục phương”gia giảm). Sài hồ 12g, Đương qui 14g, Bạch thược16g, Bạch truật12g, Bạch linh14g, Chích thảo 8g, Sinh khương 12g, Khương hoàng 12g, Bạc hà 12g. Tác dụng: Sơ can giải uất, kiện tỳ, dưỡng huyết.

Hình minh họa

Dongyminhphuc.com

Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP