Kinh chứng là bệnh tay chân co quắp thậm chí thân người uốn cong. Kính chứng trong Nội kinh đã nói rõ, nguyên nhân gây bệnh là phong và thấp. Trong Tố Vấn chí trân yếu đại luận nói: Mọi chứng tê cũng đến thuộc về thấp, mọi chứng bạo, cũng đều thuộc về phong. Đó là lập luận về ngoại tà, về sau Kim quỹ yếu lược cho rằng không chỉ do tà của phong hàn thấp gây nên kính chứng mà mấu chốt chủ yếu do tân dịch hư hao, tân mạch không được nuôi dưỡng. Đó là nhận thức mới trên cơ sở của nội kinh.
Trong y học hiện đại, kinh chứng bao gồm viêm màng não, chảy máu não. Viêm màng não sau khi bị các bệnh truyền nhiễm khác, khối u trong não, v.v... bị sốt cao mà sinh ra kinh quyết.
Ngoài ra do vết thương rách da không lành, bị tà phong đột nhập vào phát bệnh kinh, nhưng khác với các bệnh kinh nói chung nên gọi là “pha thương phong” (nhiễm trung).
Nguyên nhân bệnh lý:
Nguyên nhân bệnh kinh có thể phân ra ngoại tà, nhiệt, khí huyết hư tổn và huyết ứ nội trở.
1) Tà ứ kinh lạc:
Tà của phong hàn thấp ứ trệ ở kinh lạc khí huyết vận hành không thông, gân mạch bị bệnh thậm chí co quắp mà thành bệnh kính. Trong Kim quỹ yếu lược, do tà ngoại cảm khác nhau mà phân ra cương kính, nhu kính. Thương hàn mà biểu thực không ra mồ hôi gọi là cương kính, trùng phong mà biểu hư có mồ hôi gọi là nhu kính.
2) Nóng quá phát bệnh kính:
Tà nhiệt nhập lý, thiêu đốt tân dịch, âm dịch tổn thương, gân mạch không được nuôi dưỡng mà gây nên, thường thấy ở bệnh sốt thời kỳ tổn thương âm. Cũng có thể do tà nhiệt truyền vào vinh huyết, thịnh động phong gây nên bệnh kính.
3) Khí huyết hư tổn.
Chữa nhằm cho phát hãn, tả hạ xuất huyết sau khi sinh, khí huyết hư hao, không nuôi dưỡng được gân mạch gây nên bệnh kính.
4) Ứ huyết nội trở:
Bệnh kính sinh ra tuy do những nguyên nhân nói trên nhưng cái chính là do âm huyết hư hao, bệnh biến chứng ra gân mạch. Trong “Y học nguyên lý” nói khí huyết không lưu thông được, tân dịch không đủ không nuôi nổi gân mạch mà gây nên bệnh, có người do đàm hoả tắc ở kính, huyết không thông được, có người do thể lực yếu, lục dâm xâm nhập nên huyết không vượng. Tuy có nhiều nguyên nhân nhưng thứ nhất do huyết không đủ nuôi nổi gân mạch gây nên.
Biện pháp điều trị:
1) Kinh chứng do tà ứ kinh lạc:
Chủ chứng: đau đầu, cứng lưng, thậm chí oằn ra, sợ lạnh phát sốt, chân tay nặng nề, rêu lưỡi trắng mạch phù.
Phân tích: Tà của phong hàn thấp ứ trệ kinh lạc, gân mạch co cứng, nên đau đầu cứng lưng thậm chí oằn ra. Ngoài tà xâm nhập cơ biểu, vinh vệ không hoà thuận, nên sợ lạnh phát sốt. Thấp cản trở gân mạch cơ bắp, nên chân tay nặng nề. Rêu lưỡi trắng mạch phù khẩn là phong hàn thấp ở biểu.
Cách chữa: Khử phong tán hàn, hoà vinh, táo thấp:
Bài thuốc sau:
KHƯƠNG HOẠT THẮNG THẤP THANG gia giảm:
(Cục Phương)
Độc hoạt 10g
Khương hoạt 10g
Mạn kinh tử 3g
Phòng phong 5g
Xuyên khung 2g
Cảo bản 5g
Trích cam thảo 5g
Cách dùng: Sắc uống.
Tác dụng: trừ phong tý (phong thấp tê), khử thấp, khu phong, phong thấp ở phần biểu, chỗ đau sưng phù, gáy cứng, đầu đau, lưng nặng đau.
Dùng phòng phong, khương hoạt, độc hoạt, cao bản khử phong thắng thấp. Nếu hàn tà thịnh mà sợ rét, không ra mồ hôi thì giải cơ phát hãn dùng bài CÁT CĂN THANG gồm có vị: Cát căn, hoàng cầm, hoàng liên, cam thảo.
Nếu phong tà thịnh mà sốt ra mồ hôi không sợ rét nên hoà vinh dưỡng âm dùng bài QUA LÂU QUẾ CHI THANG gia giảm gôm có vị: Qua lâu căn, quế chi, bạch thược, cam thảo, đại táo, sinh khương.
. Nếu người nóng gân mạch co cứng, tức thở, khát mà không muốn uống, đi tiểu đỏ xẻn, đó là thấp nhiệt vào kinh lạc cần thanh nhiệt hóa thấp, khai thông kinh lạc, dùng tần cứu, địa long, uy linh tiên, hoạt thạch, xơ mướp để thanh nhiệt hóa thấp, khai thông kinh lạc hoặc gia ý dĩ, hoắc hương, nhục đậu khấu để phong khí lợi thấp.
2) Nóng quá phát bệnh kính:
Chủ chứng: Sốt ngực tức, lưng cong cứng, miệng ngậm răng khít, tay chân co cứng, bí đại tiểu tiện. Bụng đầy, rêu lưỡi vàng, mạch trầm huyền.
Phân tích: Nhiệt tà nung nấu ở khí phận dương minh đọng ở trung tiêu, trọc khí đầy tắc nên phát sốt mà ngực tức. Nhiệt thịnh tổn thương tân dịch, hun đốt gân mạch nên khẩu cấm, lưng cong tay chân co cứng. Dưỡng minh táo, nhiệt kết bên trong, khí ở phủ không thông nên bụng đầy, đại tiện bí, âm dịch tổn thương nên tiểu tiện vàng, mạch trầm huyền.
Cách chữa: Tiết nhiệt giữ âm, sinh tân nhuận táo.
Bài thuốc:TĂNG DỊCH THỪA KHÍ THANG gia giảm:
( Ôn bệnh điều biện )
Thành phần:
Huyền sâm 20 g
Tế Sinh địa 16 g
Mạch môn 16 g
Đại hoàng 6 g
Mang tiêu 5g
Cách dùng: sắc nước uống, uống 1/2 lượng thuốc nếu thông tiện thì thôi.
Tác dụng: Tư âm tăng dịch tả nhiệt thông tiện.
Giải thích bài thuốc:
+Huyền sâm, Sinh địa, Mạch môn hợp lại thành bài Tăng dịch thang có tác dụng dưỡng âm tăng dịch, nhuận tràng, thông tiện.
+Đại hoàng tả tích nhiệt thông tiện.
+Mang tiêu nhuyễn kiên táo kết hợp thành một bài thuốc có tác dụng tư âm tăng dịch, tả nhiệt, thông tiện.
Nếu nhiệt thịnh tốn tân dịch mà không có chứng phủ thực có thể dùng nhân sâm, thạch cao, tri mẫu, cam thảo, gạo nếp để thanh nhiệt cứu tân dịch.
Nếu tà nhiệt ôn bệnh truyền vào vinh huyết, nhiệt thịnh động phong biểu hiện nóng quá hôn mê, miệng cứng, co giật, lưng cong rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác, cần thanh ôn bại độc lương can, tức phong, tăng tân dịch giãn gân cốt kết hợp dùng hai bài Thanh Ôn bại độc ẩm gồm những vị: Thạch cao, sinh địa, tê giác, hoàng liên, chi tử, kiết cánh, hoàng cầm, tri mẫu, xích thược, huyền sâm, liên kiều, cam thảo, đan bì, trúc diệp.
và Linh dương câu đằng thang gồm có vị: Linh dương giác, tang diệp, bối mẫu, sinh địa tươi, câu đằng, cúc hoa, bạch thược, cam thảo, trúc như, phục thần.
Nếu tà nhiệt ôn bệnh lưu trú lâu, đốt cháy chân âm, biểu hiện luôn luôn phát kính, lưỡi khô có gai, mạch hư sác, cần bình can tức phong, dưỡng âm chỉ kính, dùng bàiĐẠI ĐỊNH PHONG CHÂU gia giảm:
( Ôn bệnh điều biện)
Thành phần:
Bạch thược 24g
Sinh Qui bản 24g
Ma nhân 12g
Sinh Mẫu lệ 16g
Chích thảo 12g
Sinh Miết giáp 16g
A giao 12g
Can địa hoàng 20g
Ngũ vị tử 8g
Mạch môn 12g
Kê tử hoàng 2 quả
Cách dùng: sắc nước bỏ bã cho A giao tan đều, cho Kê tử hoàng trộn đều uống nóng.
Tác dụng: Tư âm tăng dịch tức phong.
Giải thích bài thuốc:
Kê tử hoàng, A giao tư âm tăng dịch để trừ nội phong là chủ dược.
Địa hoàng, Mạch môn, Bạch thược tư âm nhuận gan.
Qui bản, Miết giáp, Mẫu lệ dục âm tiềm dương.
Chích thảo, Ngũ vị tử chua ngọt sinh âm.
Ma nhân dưỡng âm nhuận táo.
Các vị thuốc hợp lại cùng dùng có tác dụng tư dưỡng âm dịch, nhuận gan tức phong.
3) Kinh chứng do khí huyết đều hư:
Chủ chứng: Trong người khí huyết vốn hư, hoặc sau khi mất huyết, tay chân có rút, huyết hư không chạy lên đầụ não, nên sinh ra hôn mê, đổ mồ hôi, tinh thần mệt mỏi thở ngắn. Lưỡi hồng nhạt, mạch huyền tế.
Phân tích: Khí huyết đều hư không nuôi được gân mạch, nên tứ chi teo lại. Huyết hư không chạy lên cầu não nên hôn mê, mất huyết đi thì khí hao, vệ khí không vững nên người mệt ngắn hơi. Lưỡi hồng nhạt mạch huyền tế thuộc khí huyết đều hư.
Cách chữa: Bổ cả khí huyết.
Bài thuốc:BÁT TRÂN THANG gia giảm:
( Chính thể loại yếu)
Thành phần:
Đương qui 12g
Bạch thược 12g
Bạch linh 12g
Xuyên khung 8g
Đảng sâm 12g
Bạch truật 12g
Thục địa 12g
Chích thảo 4g
Sinh khương 3 lát
Đại táo 2 quả
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Ích khí bổ huyết.
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc gồm 2 bài: " Tứ vật" và " Tứ quân" hợp lại thành một bài thuốc có tác dụng song bổ khí huyết. Trong bài:
Tứ quân bổ khí.
Tứ vật bổ huyết.
Sinh khương, Đại táo để điều hòa vinh vệ.
Bài này bồi bổ tỳ vị làm nguồn sinh hoá khí huyết để bồi bổ khí huyết đủ để nuôi dưỡng gân mạch thì gân mạch thư giãn, bệnh kính tự lui. Nếu tỳ dương không phấn chấn, ăn không biết ngon, đại tiện lệt sệt, sắc mặt trắng nhợt, lưỡi nhợt, mạch nhu. Nếu thận dương không đủ, chân tay lạnh, đại tiện lỏng, lưỡi nhợt, mạch trầm tế cần ôn dương ích thận, có thể gia bổ cốt chỉ, nhục đậu khấu, ngũ vị, ngô thù hoặc phụ tử, nhục quế bỏ đương quy, thục địa.
4) Kinh chứng do ứ huyết nội trở.
Chủ chứng: Người gầy, cổ cứng, đầu đau, mệt mỏi, lưỡi sạm đen hoặc đốm, mạch tế.
Phân tích: Ngoại cảm, nhiễm bệnh lâu không khỏi, tà khí đình lưu đều do khí phận thâm nhập huyết lạc gây nên huyết không thông, ứ huyết, gân mạch không được nuôi dưỡng nên người gầy mòn, cổ cứng. Huyết ứ gây đau đầu, lưỡi sạm hoặc đốm, mạch tế sác đều là do huyết ứ.
Cách chữa: Hoạt huyết hoá ứ, khai khiếu chỉ kính
Bài thuốc: Dùng bài
HUYẾT PHỦ TRỤC Ứ THANG gia giảm:
( Y lâm cải thác )
Thành phần:
Đương qui 16g
Đào nhân 16g
Chỉ xác 8g
Sài hồ 12g
Cát cánh 8g
Xuyên Ngưu tất 12g
Sinh Đại hoàng 10g
Hồng hoa 6g
Xích thược 12g
Xuyên khung 8g
Cam thảo 4g
Cách dùng: sắc nước uống, ngày chia 2 lần.
Tác dụng: Hoạt huyết hóa ứ, hành khí chỉ thống.
Giải thích bài thuốc:
Bài này chủ trị chứng đau tức ngực do huyết ứ khí trệ. Trong bài:
+Đương qui, Đào nhân, Hồng hoa hoạt huyết hóa ứ là chủ dược.
+Xuyên khung, Xích thược hoạt huyết hóa ứ.
+Sinh địa phối hợp Đương qui dưỡng huyết hòa âm.
+Ngưu tất hoạt huyết thông mạch hoạt lạc.
+Cam thảo điều hòa các vị thuốc.
Dùng xích thược, xuyên khung, đào nhân, hồng hoa hoạt huyết tiêu ứ, xạ hương, hành củ, khai thông thanh khiếu, hoạt huyết thông lạc khiến huyết tuần hoàn mà gân mạch được nuôi dưỡng thì chứng kính được tiêu trừ. Bệnh kính do huyết ứ nội trở thường do khí huyết thiếu có thể gia đương quy, thục địa, đẳng sâm, bạch truật để bồi dưỡng khí huyết.
Co cứng là một dạng của bệnh kính nhưng không uốn lưng cong, thường thấy ở bệnh cấp kính. Sách Trương thị y thông nói: Co cứng là chân tay cứng lại không co duỗi được, có trường hợp do chấn động gây nên, có trường hợp lắc đầu liên tục mà chân tay không cử động, có trường hợp chân tay cử động mà đầu cứng đơ. Y học hiện đại cho là bệnh não. Bệnh này do can hoả mạnh, đờm trọc nội trở hoặc do tâm thận âm yếu, tân dịch thiếu, thường là một loại bệnh mạn tính mà không thuộc kính chứng, khi điều trị cần phân biệt rõ.
Ngoài ra: Sau khi bị vết thương, miệng vết thương chưa lành bị nhiễm tà của phong độc, xâm vào da lông kinh mạch, khiến vinh vệ không thông, dẫn đến kinh mạch co quắp gây nên bệnh kinh gọi là bệnh “Kinh” hoặc “Phá thương phong” (sài uốn ván) mới đầu răng nghiến chặt, đầu đau, sợ lạnh, phát sốt, buồn bực không yên, sau đó da thịt tê cứng, cười gượng, chân tay run, lưng cong, nặng thì uốn vặn, lưỡi nhờ mạch khẩn. Cách chữa cần khử phòng phong nam tinh, bạch chỉ, thiên ma, khương hoạt, bạch phụ tử, toàn yết cương tầm. Trên lâm sàng, cần phân biệt rõ ngoại cảm và nội thương, hư chứng và thực chứng. Nói chung, ngoại cảm gây bệnh thường thuộc thực chứng, là do ngoại tà làm tắc trệ kinh lạc, khí huyết không thông hoặc tà nhiệt vào lý, thiêu đốt tân dịch, gân mạch không được nuôi dưỡng gây nên. Tà thịnh thì trị tà trước, nếu phong hàn thấp mạch nên khử phong, tân hàn, táo thấp. Nêu tà nhiệt vào lý nung đốt âm tân dịch nên tiết nhiệt giữ âm. Trong quá trình điều trị cần tư âm bổ tân dịch thì chứng co cứng tự nhiên sẽ lùi, nội thương phát bệnh kinh thường thuộc hư chứng, là do khí huyết thiếu, tỳ thận âm hư, hoặc do bệnh lâu khí huyết hư hao và huyết ứ nội trở. Chính hư thì phải bổ chính. Nếu khí huyết đều hư phải bổ cả khí huyết, ứ phải hoạt huyết thông lạc. Trong quá trình điều trị phải bổ khí huyết, khí huyết đủ thì co cứng sẽ khỏi.
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.