TRANG CHỦ » NHÌN HÌNH ĐOÁN BỆNH » VỀ BỆNH CHÀM
Chữa Chàm Bằng Đông Y

 Chàm là loại bệnh tổn thương ngoài da có nhiều căn nguyên. Chữa trị khó khỏi dứt điểm. Việc điều trị kiểm soát các cơn ngứa, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm, làm giảm mun nước da bớt đỏ khô rát và loại bỏ các mảng da sần nứt nẻ là rất cần thiết. Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc chữa trị chàm và khống chế triệu chứng bệnh hiệu quả và sau đây là một số thể chứng chàm thuờng gặp và bài thuốc dân gian thường dùng:

       Chàm Thể Tạng

Chàm là loại tổn thương ngoài da do nhiều căn nguyên, chữa trị khó khỏi dứt điểm. Chủ yếu là điều trị làm giảm các cơn ngứa, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm, làm giảm mụn nước, da bớt đỏ, khô rát và loại bỏ các mảng da sần nứt nẻ là rất cần thiết. Sau đây là một số bài thuốc dân gian hiệu quả, giúp khống chế các triệu chứng khó chịu trên.

Người bị chàm nên hằng ngày ngâm rửa tổn thương bằng nước lá rau sam.Chữa Chàm thể tạng bằng thuốc dân gian

Gặp cả ở người lớn và trẻ em. Bệnh có tính chất gia đình. Vùng da tổn thương đỏ và khô, người bệnh ngứa nhiều, gãi nhiều làm da trầy xước gây bội nhiễm, da nứt và chảy nước vàng. Phép trị: thanh mát, dưỡng da, giữ độ ẩm cho da.

Thuốc dùng ngoài: Dùng một trong các bài:

Rau sam giã nhỏ bôi lên vết chàm ngày vài lần.

Vỏ cây hoàng bá nam nấu nước ngâm hoặc sắc đặc bôi lên tổn thương ngày vài lần.

Thuốc uống: Bài Ngưu bàng giải cơ thang gia giảm: ngưu bàng tử, kinh giới, liên kiều, chi tử, đơn bì, thạch hộc, huyền sâm, hạ khô thảo, cát căn 4-6g. Sắc uống ngày 1 thang. Người lớn dùng liều gấp 3 lần.

Chàm Tiết Bã Trẻ Em

Thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Bệnh bắt đầu ở mặt, khi nặng lan ra toàn thân. Phép chữa là sơ can giải uất, thanh thấp.

Dùng ngoài: Nên dùng sữa mẹ bôi lên vết chàm ngày vài lần, làm nhiều ngày. Hoặc dùng nhân trần, ích mẫu nấu nước tắm và sắc đặc bôi lên vếtchàm.

Chàm Viêm Da Tiếp Xúc Dị ứng

Da cơ thể phản ứng khi tiếp xúc với một chất lạ như khóa thắt lưng, cúc quần bò, nhẫn đeo tay, nước hoa, cao su... Trước tiên nên loại bỏ các vật liệu, hóa chất gây dị ứng. Dùng các bài thuốc có tác dụng làm mát, ức chế và diệt vi khuẩn, nấm:

Thuốc dùng ngoài:

Rau sam hoặc khoai tây giã nhỏ đắp lên vết chàm.

Nếu vết chàm có bội nhiễm chảy nước vàng thì dùng các loại lá sau để đắp, bôi và ngâm: lá muồng trâu, kiến cò, hoàng bá nam, lá ổi, lá trầu.

Chàm Viêm Da Tiếp Xúc Kích ứng

Thể bệnh này gây ra do tiếp xúc thường xuyên với các chất trong cuộc sống hàng ngày như  xi măng, nước rữa chén vv  mà gây kích ứng cho da.Bệnh thường xảy ra ở bàn tay. Phòng trị trước tiên loại bỏ không tiếp các loại hóa chất nghi gây dị ứng, có thể phải chuyển đổi công việc khác. Nên dùng ngâm đắp một số dược liệu dưỡng mềm da như muồng trâu, hoàng bá nam, rau sam, sâm đại hành. Nếu có bội nhiễm ngâm rữa lá mát có tác dụng diệt thêm vi khuẩn như lá kiến cò, lá muồng trâu, hoàng đằng, tô mộc... ngoài ra tăng cường ăn món bổ mát như rau củ quả tươi, và uống nước nhân trần, atiso, diệp hạ châu tăng cường chức năng đào thải cho gan. Nếu bệnh đang đợt bội nhiễm phát nặng nên dùng uống thuốc trong tốt nhất nên dùng bài có vị: Sinh địa 16g, đương quy 14g, xuyên khung 12g, xích thược 16g, phòng phòng 10g, kinh giới 10g, độc hoạt 10g, sài hồ12g, bạc hà12g, thuyền thoái 10g, bạch tiên bì 14g. Sắc uống ngày 1 thang. Đây Là Bài Tứ vật tiêu phong ẩm II gia giảm. Tác dụng trị: huyết hư, phong nhiệt ngoài da lông khô, mụn nhọt, lao thương, cảm phong. Bài dùng thích hợp chứng chàm, vảy nến do can huyết hư, bội nhiễm ngoài da.

Chàm ứ Đọng

Thường gặp ở người tuổi trung niên trở lên, hệ thống tuần hoàn kém, tiền sử có suy van tĩnh mạch.

 Bệnh thường gặp ở chân, vùng da xung quanh mắt cá chân, vết chàm thường sần sùi, phù, ngứa, viêm. Dùng các bài thuốc:

Thuốc ngoài:

Dùng các dược liệu có tác dụng dưỡng da, mềm da như: rau sam, hoàng bá, sâm đại hành... ngâm rửa.

Thuốc uống:

Cành dâu tằm, ích mẫu hoặc lá lốt, kinh giới nấu nước uống, nhiều ngày rất hiệu quả.

 Chàm Dạng Đĩa

Gặp ở người lớn, khởi phát nhanh dưới dạng một vài tổn thương da nhỏ hình đồng xu ở tay chân, ở người, da đỏ, ngứa, gãi nổi mụn nước li ti...có khi gãi chảy dịch.

Thuốc ngoài:

Dùng các dược liệu làm mềm, mát và dưỡng da như: rau sam, sâm đại hành, khoai tây... ngâm rửa.

Nếu bội nhiễm chảy nước vàng, dùng lá trầu không, tô mộc sắc ngâm; hoặc cây xương rồng ông nướng chín pha nước cốt chanh bôi lên tổn thương ngày vài lần; hoặc lá muồng trâu giã đắp.

Thuốc uống: Bệnh lâu khỏi kết hợp uống bài Tứ vật đào hồng gia giảm như phần trên.

      dongyminhphuc.com

Chia sẻ       

Tác giả: Minh Phúc/SKĐS
Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP