Nục huyết là máu chảy ra mũi, ra chân răng, lỗ tai, có khi chảy ra lưỡi và ngoài da. Ví dụ: huyết xuất ở nhiều bộ phận như trên nên chia ra tỵ nục, xỉ nục, thiết nục, nhĩ nục và cơ nục.
Trong sách y thông của Trương thị nói “Các loại nục huyết đều có nguyên nhân riêng, nhưng nguyên nhân chủ yếu là huyết đi không đúng đường kinh, tràn lan lên các khiếu ở miệng, mùi hoặc thấm ra ngoài da vì phế khai khiếu ra mũi, chân răng quan hệ đến mạch lạc ở vị, phế vị nhiệt gây bức bách đến huyết, hoặc can thận âm hư, hoả bốc lên làm cho huyết đi theo mà thành nục huyết. Trên lâm sàng thường thấy nhiều là chảy máu mũi và máu chân răng. Cần phân biệt thực nhiệt và hư nhiệt để có phương pháp điều trị như thanh nhiệt dưỡng âm, lương huyết chỉ huyết.
a) Xuất huyết do phế nhiệt:
Miệng khô họng ráo, mũi khô và thường chảy máu, có khi ho và sốt, lưỡi đỏ mạch sác.
Phân tích: Mũi là nơi khai khiếu của phế, nếu phế nhiệt thì huyết theo đó đi ngược lên mà ra, khí phong nhiệt cảm thụ vào phế nên có sốt và ho, miệng khô, họng ráo, lưỡi đỏ mạch sác là biểu hiện của âm hư phế nhiệt.
Cách chữa: Thanh phế, tiết nhiệt, lương huyết, chỉ huyết.
Thuốc dùng bài:
TANG CÚC ẨM gia giảm:
(Ôn Bệnh Điều Biện)
Thành phần:
Tang diệp 12g
Cúc hoa 12g
Hạnh nhân 12g
Liên kiều 12g
Cát cánh 12g
Lô căn 12g
Bạc hà 4g
Cam thảo 4g
Đơn bì 12g
Mao căn 14g
Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 1 - 2 thang.
Tác dụng: Sơ phong, thanh nhiệt, tuyên phế, chỉ khái.
Giải thích bài thuốc:
+Tang diệp, Cúc hoa là chủ dược có tác dụng sơ tán phong nhiệt ở thượng tiêu. Bạc hà phụ vào và gia tăng tác dụng của 2 vị trên.
+Hạnh nhân, Cát cánh tuyên phế chỉ khái.
+Liên kiều tính đắng, hàn, thanh nhiệt, giải độc.
+Lô căn tính ngọt hàn, thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khái.
+Cam thảo có tác dụng điều hòa các vị thuốc hợp với Cát căn thành bài Cát căn thang có tác dụng tuyên phế, chỉ khái, lợi yết hầu.
+Mao căn cầm huyết sinh tân.
gia đan bì mao căn.
Trong bài có công năng thanh phế tiết nhiệt gia các vị trên để lưu huyết chỉ huyết. Nếu không ho và sốt thì bỏ bạc hà, cát cánh gia hoàng cầm, chi tử. Nếu máu ra nhiều hại đến phần âm khát nước, lưỡi đỏ gia huyền sâm, mạch môn, để tư âm lương huyết. Nếu can hoả vượng choáng đầu, hoa mắt gia long đởm, hoàng liên, chi tử để thanh can tả hoả.
b) Xuất huyết do Vị nhiệt (chảy máu mũi).
Mũi hoặc chân răng thường chảy máu tươi, miệng khô, khát nước, thở ra mùi hôi, đại tiện táo, tiểu tiện vàng, lưỡi đỏ, mạch sác.
Phân tích: Vì ăn nhiều các thứ cay nóng, làm cho vị chua nhiệt khiến nhiệt đi ngược lên làm cho huyết đi theo mà chảy ra mũi và chân răng. Vị nhiệt thì hại phần âm, nên miệng khô khát, nhiệt ở vị bốc lên thở ra mùi hôi, lưỡi trắng, mạch sác cũng là biểu hiện của nhiệt tiêu hao phần âm dịch.
Cách chữa: Thanh vị tả hoả, lương huyết chỉ huyết.
Thuốc dùng bài : Thạch cao địa hoàng thang gia giảm.
Trong bài gia chi tử, đan bì để tả hoả lương huyết. Nếu đại tiện táo bí gia đại hoàng, qua lâu để thông lợi và đưa nhiệt xuống dưới. Miệng khô khát gia thiên hoa phấn, mao căn, thạch học để nuôi phần âm dịch. Nếu chân răng chảy máu và lợi sưng đau là can thận âm hư, hư hoả bốc lên cần phải tư âm tiềm dương chỉ huyết gia thêm A giao, mẫu lệ, quy bản. Nếu phát sốt đau đầu buồn bực phát ban, đỏ tím, mũi và chân răng đều chảy máu, là nhiệt độc rất cao, cùng bài trên hợp với bài
TÊ GIÁC ĐỊA HOÀNG THANG gia giảm:
(Thiên kim phương)
Tê giác 4g
Bạch thược 20g
Sinh địa 40g
Đơn bì 20g
Cách dùng: Tê giác có thể thay Quảng tê giác tán bột mịn, uống với thuốc sắc hoặc cắt thành phiến mỏng sắc trước, sắc nước uống chia làm 3 lần trong ngày.
Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tán ứ.
Dùng trong trường hợp bệnh nhiễm giai đoạn toàn phát, nhiệt nhập huyết phần gây nên thổ huyết, nục huyết ( chảy máu cam), niệu huyết hoặc nhiệt nhập tâm bào gây hôn mê nói sảng, chất lưỡi đỏ thẫm có gai, mạch tế sác.
Giải thích bài thuốc:
+Tê giác là chủ dược tác dụng thanh tâm hỏa, giải nhiệt độc.
+Sinh địa lương huyết tư âm hổ trợ với Tê giác giải nhiệt độc.
+Bạch thược hòa vinh tả nhiệt.
+Đơn bì lương huyết tán ứ.
để thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ huyết.
Khí huyết hư thiếu, chân răng hoặc mũi chảy máu có khi phát ban đỏ ngoài da váng đầu, ù tai, hoa mắt, mệt mỏi, ngủ ít, mơ màng, mạch nhỏ và yếu.
Phân tích: Do khí huyết đều hư thiếu khí hư không giữ được huyết, huyết không tự chủ được mà đi ngược lên và tiết ra ngoài vì huyết hư nên choáng đầu, ngủ ít, mệt mỏi.
Cách chữa: Bổ khí giữ huyết.
Thuốc dùng bài: Tri bá địa hoàng hoàn gồm các vị: Tri mẫu, hoàng bá, thục địa, sơn thù, sơn dược, đan bì, trạch tả, phục linh.
hợp với bài sau:
TIỂU KIẾM ẨM TỬ gia giảm:
(Tế sinh phương):
Sinh địa 20g
Tiểu lô căn 14g
Hoạt thạch 20g
Thông thảo 8g
Bồ hoàng 12g
Đạm trúc diệp14g
Ngẫu tiết 30g
Đương quy 14g
Sơn chỉ 12g
Cam thảo 4g
Cách dùng sắc uống.
Trong bài dùng tiểu kiếm, sinh địa, bồ hoàng, ngẫu tiết để lương huyết chỉ huyết, chi tử, trúc diệp, mộc thông, hoạt thạch để thanh nhiệt lợi thấp, đương qui, cam thảo để hoà vinh, giảm đau nếu đau buốt nhiều gia hổ phách.
Bệnh thuộc hư yếu dùng bài Tri bá địa hoàng hoàn gia hạn liên thảo, A giao. Bài thuốc này để tư âm thanh nhiệt gia các vị trên để bổ hư chí huyết. Nếu bệnh lâu ngày không khỏi gia sâm, kỳ, cam thảo để bổ khí giữ huyết lại.
gia giảm. Bài trên là để tư âm giáng hoả.
Bài dưới là để lương huyết tư âm và có tác dụng thanh lợi bàng quang.
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.