TRANG CHỦ » BỆNH NHI KHOA » ĐÀM NHIỀU
Chưa Trẻ Đàm Nhiều Bằng Đông y

Nguyên nhân phép trị nhiều đàm bằng Đông y

  Theo Y học cổ truyền Nguyên nhân sinh đàm thấp phần nhiều do tỳ khí không chấn giữ được, thủy thấp lưu tụ sinh đàm.  Trên lâm sàng thường thấy đàm trắng dễ khạc, ngực đầy hay nôn mữa, thân thể tay chân mõi mệt

 nguyên nhân sinh ra đàm có nhiều thể. Có khi do thấp đàm, táo đàm, nhiệt đàm, hàn đàm, phong đàm…Tất cả lấy tiêu đàm làm chủ, hóa đàm làm trong. Sách nói rằng “thấy đàm hảy đừng trị đàm” câu nói ấy cho rằng chữa đàm hảy trị tận gốc.

Đàm trở ngại thì khí cơ gây nên trở trệ, cho nên Sâm là vị thuốc lý khí, điều thông khí cơ khí thuận thì đàm tiêu... Sách còn nói “khéo chữa đàm, là không chữa đàm, mà chữa khí. Khí thuận thì toàn thân tân dịch theo khí mà thuận vậy”. Sau đây là một số thể bệnh đàm ở trẻ em.

1, Nếu bệnh mới bị, người còn khỏe… phép trị: lý khí hóa đàm, lợi thấp…nên dùng bài NHỊ TRẦN THANG gia giảm:

Bán hạ                  4g

Trần bì                  4g

Phục linh              4g

Cam thảo             2g

Cách dùng: Tán bột, hoặc sắc uống.

Công dụng: Táo thấp hóa đàm, lý khí hòa trung. Chủ trị: Đàm ẩm do nhiều đàm, ngực bụng đầy chướng, nôn mữa đầu váng, tim đập mạnh.

Dẫn giải:

 Bài thuốc dùng rộng rãi tiêu đàm hòa vị, hòa trung chỉ nôn, tiêu bỉ, tán kết…

- Trần bì lý khí hóa đàm, khí thuận thì đàm giáng, khí hòa đàm cũng giáng… Đàm do thấp sinh ra, thấp khứ đàm tiêu.

- Phục linh kiện tỳ lợi thấp…

- Cam thỏa hòa trung…

Gia giảm: Y phương tập giải nói “bài nhị trần là phương thông dụng trị đàm, nếu phong - đàm gia Nam tinh, Bạch phụ, Tạo giác, Trúc lịch…

- Hàn đàm gia Bán hạ, Khương trấp…

- Hỏa đàm gia Thạch cao…

- Thấp đàm gia Bạch truật, Thương truật…

- Táo đàm gia Qua lâu nhân…

- Thực đàm gia Sơn tra, Mạch nha, Thần khúc…

- Lảo đàm gia Mang tiêu, Chỉ thực...

- Khí đàm gia Hương phụ, Chỉ xác…

- Đàm kết cơ lý gia Bạch giới tử…

II. PHÉP TRỊ TÁO ĐAM

    Táo đàm phần nhiều do phế âm bất túc, hư hỏa thiêu đốt phế kim, dịch thành đàm...Táo đàm trên lâm sàng thường biểu hiện ho rũ, khí súc khạc không lợi, đàm nhiều mà dính, thậm chí thành từng khối, cuống họng khô ráo đau, ho nhiều khản tiếng. Nên nhuận khí hóa đàm là thuốc tư nhuận hoạt lợi. Thường dùng các vị thuốc Bối mẫu, Qua lâu, Hoa phấn, Cát cánh, Phục linh…Nhuận táo hóa đàm chữa chứng táo đàm. Sau đây là một số bài thuốc cổ phương thường dùng chữa trẻ táo đàm.

Nếu bệnh mới bi, ho khan, người nóng, đàm dính… phép trị: nhuận phế, hóa đàm…nên dùng bài BỐI MẪU QUA LÂU TÁN gia giảm.

Bối mẫu                4g

Qua lâu                 4g

Thiên hoa phấn   4g

Phục linh              4g

Trần bì                   4g

Cách cánh            4g

Cách dùng: Sắc uống.

Công dụng: Nhuận phế hóa đàm..

Chủ trị: Phế táo có đàm khạc đàm không lợi, họng khô, miệng ráo, đau, khi bốc lên suyễn súc.

Dẫn giải:

 Bài này là bài Nhị trần bỏ Bán hạ, Cam thảo gia Bối mẫu, Qua lâu, Hoa phấn, Cát cánh mà thành. Bán hạ tính vị rất táo dễ tổn thương tân dịch, không phù hợp với chứng táo đàm, cho nên dùng Bối mẫu qua lâu chữa táo đàm, Cát cánh lợi kinh phế, 4 vị thuốc đều thanh nhuận, thích nghi cho chứng phế táo có đờm.

III. PHÉP TRI NHIỆT ĐÀM.

   Nguyên nhân nhiệt đàm, phần nhiều do tà thịnh ở trên. Trong không được thanh giải, hun đốt tân dịch uất mà sinh thành đàm, để lâu hóa đàm hỏa. Người bệnh khạc ra sắc vàng và nhiều, mặt đỏ phiền nhiệt, mạch sác miệng khô, hoặc hoảng hốt sợ hãi… Thuốc thường dùng vị đắng hàn thanh nhiệt cùng các vị thuốc hóa đàm như: Hoàng cầm, Hoàng liên, Đại hoàng, Chỉ thực, Qua lâu, Trúc lịch…Sau đây là một số bài thuốc cổ phương thường dùng chữa trẻ em nhiệt đàm.

Nếu bệnh khạc ra đàm sắc vàng và nhiều… phép trị: thanh nhiệt hóa đàm…nên dùng bài THANH KHÍ HÓA ĐÀM HOÀN gia giảm.

Trần bì                12g

Hạnh nhân         12g

Chỉ thực                8g

Hoàng cầm        10g

Qua lâu               12g

Phục linh            12g

Đởm tinh              6g

Bán hạ                  4g

Cách dùng: Tán nhỏ lấy nước gừng, mỗi thứ một lạng 5p

Công dụng: Thanh nhiệt hóa đàm, hạ khí chỉ khái.

Chủ trị: Đàm nhiệt nội kết, ho đàm màu vàng, như cao mà dính, có khi nôn, hung cách bỉ mãn, hoặc phát nhiệt, hoặc hoảng hốt sợ hãi.

Dẫn giải:

- Hoàng cầm, Qua lâu thanh nhiệt hóa đàm...

- Trần bì, Chỉ thực, hành khí phá kết…

- Hạnh nhân thuận khí, tiêu đàm...

- Đởm tinh, Bán hạ tiêu đàm…

   Thuận khí thanh nhiệt hóa đàm vì khí thuận thì hỏa tụ giáng, nhiệt thanh thì đàm tự tiêu, đàm tiêu thì hỏa không còn chổ dựa, mọi chứng đều giảm.

IV. PHÉP TRỊ HÀN ĐÀM.

    Theo Y học cổ truyền hàn đàm, là do tỳ vị dương hư, hàn ẩm nội đình… Trên lâm sàng thường thấy, chân tay không ấm, đại tiện lỏng, rêu lưỡi nhợt… phép trị nên dùng các vị thuốc như: Càn khương, Nhục quế, Bán hạ, Phục linh… Sau đây là một số bài thuốc cổ phương thường dùng chữa hàn đàm.

1. Nếu đàm loãng nhiều, tay chân lanh. Phép trị: tán hàn, kiện tỳ, tiêu đàm..nên dùng bài  LÝ TRUNG HOÀN

( Thương hàn luận )

Thành phần:

Đảng sâm       120g

Can khương    120g

Chích thảo       120g

Bạch truật        120g

Cách dùng: Tất cả tán bột mịn dùng mật luyện thành hoàn mỗi lần uống 8 - 16g, ngày uống 3 lần. Có thể sắc thuốc thang uống.

Tác dụng: ôn trung khu hàn, bổ ích tỳ vị.

Giải thích:

-Can khương khu hàn hồi phục tỳ dương là chủ dược.

-Đảng sâm bổ khí kiện tỳ.

-Bạch truật kiện tỳ táo thấp

-Chích thảo bổ tỳ hòa trung và điều hòa các vị thuốc.

1.Nếu ho đàm nhiều kết tụ, ngực đầy.. phép trị: khử hàn, tiêu đàm, trừ thấp… nên dùng bài LÃNH HAO HOÀN gia giảm:

Ma hoàng           40g

Xuyên ô              40g

Tế tân                  40g

Thục tiêu            40g

Bạch phàn        40g

Nha tạo thích     40g

Bán hạ                40g

Đởm tinh            40g

Hạnh nhân        40g

Cam thảo           40g

Tử uyển              80g

Khoản đông hoa80g

Cách dùng: Tán bột dùng nước cốt gừng làm hoàn.

Công dụng: Tán hàn, tiêu đàm…

Chủ trị: Khí lương hàn tà, đàm kết tụ ngưng đầy chướng không được nằm.

Dẫn giải:

- Ma hoàng, Ô dước, Tế tân ôn kinh tán hàn…

- Thục tiêu ôn trung trừ thấp…

- Bạch phàn chua đắng tiêu ngoan đàm….

- Tạo giác cay ôn rữa đàm..

- Hạnh nhân, Tử uyển, Khoản đông chỉ khái, hóa đàm…

- Cam thảo điều hòa các vị thuốc…

Phối hợp dụng lấy tấu ôn hóa hàn đàm có hiệu quả.

V. PHÉP TRỊ PHONG ĐÀM.

   Nguyên nhân bệnh phong đàm phần nhiều do ngoại cảm phong đàm, phế vệ khí bị thương tổn, phế khí không hoạt động, khí ủng thì đàm lên, thường biểu hiện ho đàm nhiều, phần nhiều tỳ vị thấp trọc không hóa được, ngưng lại mà thành đàm. Hoặc hỏa nhiệt hun đốt, dịch khô thành đàm.  Sau đây là một số bài thuốc cổ phương tiêu biểu dùng chữa trẻ em phong đàm:

1.Nếu trẻ gặp gió ho tăng do phong đàm… phép trị:giải biểu, chỉ thấu,  hóa đàm… nên dùng bài CHỈ THẤU ĐÀM gia giảm:

Cát cánh               8g

Kinh giới               8g

Tử uyên                 8g

Bách bộ                8g

Bạch tiền              8g

Cam thảo             4g

Trần bì                   8g

Cách dùng: Tất cả tán bột mỗi lần dùng 12g.

Công dụng: Chỉ thấu hóa đàm, kiêm giải biểu tà…Chủ trị: Ngoại cảm khái thấu, khạc đàm không trong sáng, mạch phù hoãn.

Dẫn giải:

- Kinh giới khu phong tán biểu…

- Bách bộ, Tử uyển lý phế chỉ thấu…

- Bạch tiền, Trần bì, Cát cánh lợi khí hóa đàm...

- Cam thảo điều hòa các vị thuốc…

- Cát cánh dùng để vào phế mở đường đi lên…

Đối với chứng ho mới hay lâu, người bệnh khạc đàm không trong sạch thư thái, đều có thể gia giảm mà vận dụng.

Nếu phong hàn mới nhiễm, có đau đầu, tịt mũi ho, phát sốt nóng, sợ lạnh ho gia Kinh giới, Phòng phong, Tô diệp, để sơ tán ngoại tà, nếu thử nhiệt thương phế, tâm phiền nước tiểu đỏ gia Chi tử, Hoàng cầm, Thiên hoa phấn để thanh nhiệt.Tuy nhiên chứng âm hư ho lao không dùng phương này được.

Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP