TRANG CHỦ » THUỐC PHIẾN NAM BẮC » CÁC VỊ THUỐC VẦN N
VỊ THUỐC NAM QUA TỬ 南瓜子
TÊN GỌI KHÁC: Hạt bí đỏ, Bí ngô, Nam qua nhân…
TÊN KHOA HỌC: Cucurbita pepo

-MTDL: Nam qua tử là hạt quả Bí đỏ. Nên chọn hạt già trắng, nhân chắc, có mùi thơm, ăn có vị bùi béo, không ẩm mốc, mất mùi là tốt. Ngày dùng 20 - 50g.

-XXDL: Bí đỏ là cây khá quen thuộc được trồng nhiều nơi, hạt bí có bán khắp các chợ nước ta.

-TVQK: Vị ngọt, tính bình không độc.

-CDCT: Sát khuẩn, trị giun sán, sau sinh ít sữa, tiêu khát. Chủ trị: Chữa giun sán đường ruột, thiếu sữa sau sinh, phù nề tay chân, tiểu đường, phì đại tuyền liệt tuyến vv...

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Chủ yếu có chứa magie, manggan, photpho, sắt, đồng, protein và kẽm như đã đề cập. Theo đó, 1/4 bát nhỏ có chứa tới 46,1% dưỡng chất magie, 28,7% sắt, 52% manggan và 24%.

PHƯƠNG  NAM QUA TỬ CHỦ TRỊ:

   + Chữa trẻ em giun kim: Nam qua tử 30 - 50g bằng cách rang vàng ở nhiệt độ thấp ăn lúc bụng đói.(Kinh Nghiệm Dân Gian).

   + Phòng trị u xơ tiền liệt tuyến; ngày ăn khoảng 100g hạt bí ngô, bằng cách rang bóc vỏ ăn vào lúc đói, ăn liên tục nhiều ngày. (Kinh nghiệm dân gian).

   + Trị tiểu không tự chủ, đau mỏi khớp do âm hư thấp nhiệt: Nam qua nhân 12g, Thục địa 20g, Hoài sơn 16g, Đơn bì 14g, Sơn thù 12g, Phục linh 14g, Trạch tả 12g, Hoàng bá 10g. Sắc uống hoặc làm hoàn uống ngày 12 - 14g/ 2 - 3 lần. (Kinh nghiệm dân gian).

   + Hiện nay, hạt bí đỏ có thể được điều chế dưới dạng viên nang mềm Peponen. Người dân châu Âu, Mỹ đang sử dụng phổ biến dung dịch này như một dạng bổ sung dinh dưỡng quan trọng, ngăn ngừa một số bệnh tiểu tiện không tự chủ. (Kinh nghiệm dân gian).

PHẦN THAM KHẢO:

   + Theo Y dược học hiện đại: Hạt bí đỏ còn có công dụng an thần hạ huyết áp, hạ mỡ máu và đường huyết, chống viêm sưng tuyến tiền liệt, viêm đường tiết niệu, chữa nhược dương suy giảm tình dục.

   + Các tài liệu của Y gia cho rằng hạt bí ngô có công hiệu sát khuẩn, trị giun sán. Các y văn cổ cũng viết “trực trừ thao trùng (sán taenia)” (Sách Hiện đại thực dụng Trung dược); trị giun đũa (sách An huy dược tài); còn sách Trung dược thực đồ giám: “sao rồi sắc uống, trị chân tay phù sau sinh, bệnh tiểu đường”. Liều hạt bí ngô sử dụng thông thường từ 60 – 120g/ngày, để cả vỏ hoặc bỏ vỏ giã nát hòa với nước sôi để nguội uống. Lưu ý không luộc chín hạt bí vì như vậy sẽ không còn tác dụng.

KIÊNG KỴ: Không nên dùng hạt bí với giấm chua giảm hiệu lực của hạt bí.

Dongyminhphuc.com

Chia sẻ
Lương y: Minh Phúc / Sách Thảo Dược Quý  &  Phương Chủ Trị /  NXB Y Học

Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP