TRANG CHỦ » THUỐC PHIẾN NAM BẮC » CÁC VỊ THUỐC VẦN M
VỊ THUỐC MỘC THÔNG 木通
TÊN GỌI KHÁC: Hoạt huyết đằng, Tiểu mộc thông...
TÊN KHOA HỌC: Caulis Clematidis

-MTDL: Mộc thông dùng thân dây. Nên chọn loại dây khi thái lát phơi khô có màu hơi vàng nhạt, có vân xuyên tâm màu trắng và hơi vàng, khi cắt ngang có những khía lớp hình bánh xe đường kính 2 - 3,5cm, lát cứng, bẻ khó gãy, nhìn kỹ có nhiều lỗ mạch rải rác trong vàng nhiều. Ngày dùng từ 3 – 6g.

-XXDL: Mộc thông là thuốc vừa nhập từ Trung Quốc, vừa khai thác trong nước.

-TVQK: Vị đắng, tính bình, hơi hàn. Vào Tâm, Phế, Tiểu trường, Bàng quang.

-CDCT: Trừ hàn nhiệt ở Tỳ Vị, thông lợi cửu khiếu, huyết mạch, các khớp. Chủ trị: Thấp nhiệt trong Tỳ Vị, thông khiếu và huyết mạch, xuống sữa, lợi tiểu, thuỷ thũng vv...

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Mộc thông có chứa tinh dầu, chất akebin, Cyanidin-3-xyl glucoside, Cyanidin-3-p-coumaroyglucoside, Cyanidin-3-p-coumaroyl – xyl –glucoside vv…

PHƯƠNG THUỐC  MỘC THÔNG CHỦ TRỊ:

   - Trị tâm và Tỳ đau do lạnh, tiểu tiện không thông: Bạch phục linh, Bán hạ, Cam thảo, Chỉ xác, Mộc thông, Trần bì. Thêm Sinh khương. Liều lượng bằng nhau. Sắc uống. (Mộc Thông Nhị Trần Thang – Bàn Thảo Hội Biên).

   - Trị tâm kinh có phục nhiệt, tiểu tiện không thông, bụng dưới đau: Hoạt thạch 40g, Khiên ngưu tử 20g, Mộc thông 40g. Tán bột, ngày uống 12 – 16g. (Mộc Thông Tán – Trương Thị Y Thông).

   - Trị trẻ nhỏ huyết ứ trệ ở tâm khiếu gây ra nói không được: Mộc hương, Bạch cương tằm, Cam thảo, Chỉ xác, Mộc thông, Nam tinh, Phòng phong, Thạch xương bồ, Toàn yết. Lượng bằng nhau. Sắc uống. (Mộc Thông Thang II – Chứng Trị Chuẩn Thằng).

   - Trị miệng lưỡi mọc mụn, tiểu gắt, nước tiểu đỏ, tiểu buốt, buốt ở đường tiểu do nhiệt gây ra (nhiệt lâm): Sinh địa 12g, Mộc thông 12g, Sinh thảo 6g, Đạm trúc diệp 12g. Sắc uống (Đạo Xích Tán – Tiểu nhi dược chứng trực quyết).

PHẦN THAM KHẢO:

   - Vị Mộc thông khai thác và sử dụng trong và ngoài nước cũng chưa thống nhất, Theo thống kê có tới 10 loại cây với tên Mộc thông thuộc 2 họ: Mộc thông (Aristolochiaceae) và họ Mao lương (Ranulculaceae). Cần phân biệt nghiên cứu và sử dụng.

   - Mộc thông màu vàng, vị rất đắng; Thông thảo màu trắng, vị rất nhạt, công dụng và chủ trị giống nhau nhưng vị và màu hoàn toàn khác nhau (Đông dược học thiết yếu).

KIÊNG KỴ: Hoạt tinh, tiểu tiện nhiều, phụ nữ có thai không nên dùng.

Dongyminhphuc.com

Chia sẻ
Lương y: Minh Phúc / Sách Thảo Dược Quý  &  Phương Chủ Trị /  NXB Y Học

Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP