TRANG CHỦ » THUỐC PHIẾN NAM BẮC » CÁC VỊ THUỐC VẦN B
VỊ THUỐC BĂNG ĐƯỜNG 冰 糖
TÊN GỌI KHÁC: Đường phèn, Đường cát trắng...
TÊN KHOA HỌC: Saccharum officinarum

-MTDL: Vị này được làm từ mía, củ cải đường nấu để khô kết tủa lại thành tinh thể dạng cục rắn trắng tinh. Băng đường  nó trắng kết tinh lại như tảng băng đá cho nên có tên là Băng đường.

-XXDL: Băng đường làm từ mía, cây được trồng nhiều vùng  khắp ba miền nước ta.

-TVQK: Vị ngọt, khí ấm, không độc, vào kinh Tỳ Vị.

-CDCT: Bổ Phế ích Tỳ, điều vinh, hoạt huyết. Chủ trị: Nóng đầy ở vùng ngực tim, miệng khát khô, giải độc thuốc lá, thuốc lào, ho do Phế nhiệt vv...

THÀNH PHẦN HÓA HỌC: Chủ yếu là đường saccarose.

PHƯƠNG  BĂNG ĐƯỜNG CHỦ TRỊ:

   - Trị cảm hàn, cảm nhiệt, miệng, họng khô, ngực tức, đầu váng, xay xẩm: Bạc hà 1,75kg, Bạch đường 40kg, Cát căn 250g, Ô mai nhục 1,5kg, Tử ô diệp 500g. Tán bột. Hồ với nước làm hoàn, mỗi hoàn 9g, Ngày 2-3 hoàn. Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, sinh tân chỉ khát. (Băng Sương Mai Tô Hoàn – Trung Sương Mai Tô Hoàn).

   - Chữa các chứng trung tiêu hư hàn, bụng đau, nôn, không thích ăn, có lãi đũa: Xuyên tiêu 12g, Can khương 12g, Nhân sâm 12g, Băng đường 30g. Sắc nước bỏ bã uống nóng. Tác dụng: Ôn trung, bổ hư, giáng nghịch, chỉ thống. (Đại Kiến Trung Thang)

   - Trị hạ lỵ cấm khẩu: Đường cát nữa cân, Ô mai một trái, 2 chén nước. Sắc còn 1 chén uống. (Trích Huyền Phương).

   - Trị bụng quặn đau: lấy rượu sắc với đường cát 20-30g uống thì hết đau (Tử Mẫu Bí Lục).

   - Trị đậu mùa không rụng vảy da sần sùi: Đường cát trộn với nước mới múc dưới dòng sông lên sắc uống ngày 2 lần. (Lưu Đề Điểm Phương).

   - Trị họng, lợi răng đau, ho lâu ngày, khan tiếng, viêm miệng: Băng phiến 2g, Băng đường 20g, Chu sa 2,4g. Tán bột, mỗi lần dùng 1 lít bôi chỗ đau hoặc thổi vào họng. Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, khứ hủ, sinh cơ. (Kinh Ngiệm Nhân Gian).

PHẦN THAM KHẢO:

   - Đường cát trắng được phơi lọc chế biến cẩn thận mà kết tinh nên, thể nhẹ, vị ngọt, màu trắng, mặc dù chữa được chứng nóng nhưng lạm dụng lâu ngày sẽ có hại, chứng nóng ứ đọng trên ngực. Có sách nói nó thanh nhiệt nhưng xét kỹ thì không đúng lắm. Chẳng hạn người miệng đang khô ráo mà ăn vào thì chỉ thấy mát trong chốc lát, sau miệng khô ráo và lại khó chịu hơn. Gặp lúc miệng đang nhạt ăn một miếng vào thấy miệng hết nhạt ngay nhưng dùng nhiều quá sinh ra đàm nhớt. Như vậy cũng chứng minh rằng cho biết khỏi biện luận lôi thôi (Bản Thảo Cầu Chân).

KIÊNG KỴ: Người dạ dày vốn có đàm thấp không nên ăn nhiều. Tiểu đường dùng ít.

Dongyminhphuc.com

Chia sẽ
Lương y: Minh Phúc / Sách Thảo Dược Quý  &  Phương Chủ Trị /  NXB Y Học

Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP