TRANG CHỦ » THUỐC PHIẾN NAM BẮC » CÁC VỊ THUỐC VẦN T
TÊN GỌI KHÁC: Toàn phú hoa, Phú hoa. TÊN KHOA HỌC: Inula Japonica Thunb. MTDL: Tuyền phú hoa dùng nụ bông. Nên chọn loại bông mới nở có màu vàng, mùi thơm còn mới, không mục nát mối mọt, loại cũ nát màu thâm là xấu. Ngày dùng: 4 - 12g. XXDL: Toàn phúc hoa chưa thấy trồng và khai thác ở Việt Nam...
TÊN GỌI KHÁC: Bì giải, Củ Kim cang, Bạt kế. TÊN KHOA HỌC: Dioscorea tokoro Mahino. MTDL: Tỳ giải dùng thân rễ. Nên chọn loại chắc, khi thái lát phơi khô có màu nâu, hoặc trắng ngà, đều, không mối mọt là tốt, loại thâm đen cũ nát mối mọt là thứ xấu. Ngày dùng 6 - 12g.
TÊN GỌI KHÁC: Thanh uyển, Dã ngưu bàng. TÊN KHOA HỌC: Radix Asteris, (Aster tataricú L.J). MTDL: Tử uyển dùng rễ. Nên chọn rễ từng chùm, nhỏ dài, đỏ tía, mùi hơi thơm, vị ngọt, hơi đắng, bẻ hơi dai là tốt. Liều dùng ngày 6-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
TÊN GỌI KHÁC: Nấm gốc cây Sau, Nấm lỗ. TÊN KHOA HỌC: Polyporus umbellalus Fries. MTDL: Trư linh dùng cả khối thân nấm. Nên chọn loại nấm phân nhánh như gừng cục to nhỏ dài ngắn không đều, đôi khi dẹp, kích thước cỡ 2.5 x 4 x 3 cm. Mặt ngoài màu nâu đen, nhăn nheo, cong vòng. Khi cắt ngang...
TÊN GỌI KHÁC: Tri mẫu. TÊN KHOA HỌC: Rhizoma Anemarrhenae. MTDL: Tri mẫu dùng thân rễ. Nên chọn rễ mập vỏ ngoài sắc vàng sẫm, có nhiều lông và rễ con, trong trắng và mềm dẻo là tốt. Ngày dùng từ 8 – 12g. XXDL: Tri mẫu ít thấy trồng và khai thác ở ta, phần nhiều được nhập từ Trung Quốc.
TÊN GỌI KHÁC: Tiếp cốt thảo, Sâm nam, Rễ kế. TÊN KHOA HỌC: Dipsacus japonicus Miq. MTDL: Tục đoạn dùng rễ. Nên chọn loại rễ mềm, ít xơ, màu đen xám, ruột xanh thẫm, dài to trên 5 ly, vị đắng, không đen ruột, vụn nát mối mọt là tốt. Ngày dùng 8 - 16g.
TÊN GỌI KHÁC: Trữ ma, Rễ Cây bánh gai. TÊN KHOA HỌC: Radix Boehmeriae. MTDL: Trữ ma căn là rễ cây lá bánh gai. Làm thuốc nên đào lấy thân rễ to bằng ngón tay thái lát phơi khô để dùng dần, tốt nhất là dùng rễ tươi. Ngày dùng: 10 - 30g khô. Nếu tươi liều gấp 2-3 lần.
TÊN GỌI KHÁC: Tinh cây tre,Trúc nhị thanh, Đạm trúc nhự. TÊN KHOA HỌC: Phylostachys nigra Var Henonis Stapf. MTDL: Trúc nhự là tinh cây Tre. Bằng cách cắt đốt tre làm nhiều khúc, cạo bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài đi, chỉ lấy lớp bên trong để dùng. Ngày dùng: 6-10g. XXDL: Trúc nhự là sản phẩm...
TÊN GỌI KHÁC: Trầm gió, Gío bầu, Kỳ hương, Kỳ nam. TÊN KHOA HỌC: Aquilaria agallocha Roxb. MTDL: Trầm hương là phần gỗ cây Trầm gió lâu ngày tiết chất nhựa hoá gỗ thơm thành Trầm hương. Nên chọn loại có mùi thơm, màu đen, cứng, đắng nhiều, nhiều dầu, khi đốt sùi dầu ở gần lửa, khói rất thơm mát...
TÊN GỌI KHÁC: Thủy tả, Cập tả, Mã đề nước. TÊN KHOA HỌC: Alisma plantago aquatica L. MTDL: Trạch tả dùng Thân rễ (củ). Nên chọn thứ to, chắc, màu trắng vàng, bột nhiều là loại tốt, loại mềm, mối mọt không tốt. Ngày dùng: 6 - 15g XXDL: Trạch tả có mọc ở Sapa, Điện Biên nhưng còn ít...
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP