Vị Thuốc Quý Mang Tên Dê (Dương)

   Dê là loài loại động vật rất hữu ích, thịt dê không chỉ là móm ăn bổ đặc sản nhiều vùng miền, các bộ phận của dê đều là vị thuốc quý, nhiều người cho rằng ăn thịt dê sẽ bổ dương cường tráng sinh lực, lao động sinh hoạt bớt mệt mỏi. Dân gian đã mượn loài dê để đặt tên cho một số vị thuốc. Sau đây là một số vị thuốc mang tên Dê. (Dương)

1-Dương sâm:Tên gọi khác: Nhân sâm, Dã sơn sâm, Hồng sâm…Tên khoa học: Panax ginseng C.A.Mey. Nhân sâm là vị thuốc bổ đứng đầu trong các vị thuốc bổ là: sâm–nhung–quế–phụ. Tác dụng Dương sâm đại bổ nguyên khí. Chủ trị ngũ tạng khí bất túc, ngũ lao thất thương, hư tổn, gầy yếu...

3-Dương nhũ tử: Tên gọi khác: Cẩu kỷ tử, Khởi tử, Địa cốt tử…Tên khoa học: Lycium chinense MiNor. Dương nhũ tử là quả cây Cẩu kỷ là vị thuốc quý chủ trị chứng can thận hư, nhuận phế, mạnh gân xương, lại có công năng làm hạ đường huyết, giúp âm hưng dương khởi..

4-Dương đỗ trọng: Tên gọi khác: Đỗ trọng bắc, Xuyên đổ trọng… Tên khoa học: Eucommia ulmoides Oliv. Vị thuốc quý sử dụng bao đời nay. Chủ trị các chứng thận hư, gân xương yếu, đau lưng, mỏi gối, di tinh, tiểu đêm, liệt dương, phụ nữ động thai, cao huyết áp dùng rất hiệu quả..

5-Dương nhục: Tên gọi khác: Hoàng kỳ, Chánh kỳ…Tên khoa học: Astragalus membranaceus(Fisch) Bge. Dương nhục là một vị thuốc chính trọng dụng chủ trị: chứng khí hư, khí hạ hãm, sa nội tạng, tiêu ra máu, băng lậu, mồ hôi tự ra, thủy thủng, ung nhọt, vết thương lâu lành, huyết hư, gầy ốm, tiêu khát, và nhiều chuongs bệnh liên quan đến khí hư. 

6-Đông dương sâm: Tên gọi khác Sâm Nhật Bản. Tên khoa học: (Japag gin seng). Đây là một thư sâm rất quý được nhập vào Việt Nam và nhiều nước khác. Chủ trị chứng hư lao gầy còm, tỳ vị hư nhược, khí hư sa nội tạng …

7-Dương hồng hoa: Tên gọi khác: Hồng hoa, Hồng hoaTây Tạng Cây Rum. Tên khoa học: Carthmus tinclorius L. Cây có di thực vào nước ta. Đây là vị thuốc chủ lực. Chủ trị phá ứ huyết, sinh huyết mới, chữa kinh nguyệt bế tắc, sản hậu ứ huyết, thai lưu, sang thương ứ huyết ….

8-Dương thử: Tên gọi khác: Mạch môn, Tóc tiên, Mạch đông, Dương tề…Tên khoa học: Ophiopogon japonicus (L.f) Ker- Gawl. Dương thử xưa nay là vị thuốc quý. Chủ trị chứng ho, long đờm, ho lao, sốt phiền khát, thổ huyết, chảy máu cam, miệng khô khát, tiểu khát, táo bón…

9-Dương bà nãi: Tên gọi khác: Mơ lông, Mơ tam thể, La ma…Tên khoa học: Paederia foetida. Là vị thuốc nam quý có vị đắng mát. Chủ trị chứng kiết lỵ, viêm ruột, bụng đầy tiêu hóa kém, viêm gan, phong thấp nhức mỏi, ho đàm, nhược dương…

10-Dương nhũ: Tên gọi khác: Sa sâm, Bắc sa sâm... Tên khoa học: Radix Glehniae. Rễ là vị thuốc quý bổ mát. Chủ trị các chứng phế âm hư biểu hiện, ho khan, ho kéo dài, cổ khô họng khát, nóng sốt về chiều, chữa viêm nhiễm thời kỳ phục hồi…

11-Dương tinh: Tên gọi khác: Sinh địa hoàng... Tên khoa học: Rehmannia glulinosa Libosch. Vị thuốc được dùng rất nhiều trong Đông y. Chủ trị: các chứng âm huyết hư nội nhiệt mà phát nóng, miệng khô khát, cầu táo, tiểu ra máu, huyết áp, tiểu đường..

12-Linh dương giác: Tên gọi khác: Sừng dê rừng. Tên khoa học: Cornu Antelopis. Là vị thuốc quý hiếm. Chủ trị chứng sốt cao, kinh giật, hôn mê, sản giật, điên cuồng, đầu đau, chóng mặt, mắt sưng đỏ đau, nhiệt độc phát ban, ung nhọt rất hiệu nghiệm…

13-Dâm dương hoắc. Tên gọi khác: Dương giác phong, Tiên linh tỳ… Tên khoa học: Epimedium macranthun Mooren et Decne. Cây thường mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta. Cây thảo thuộc dương tính. Tác dụng: bổ can thận, trợ khí, ích tinh, cường dương, trừ phong thấp, ho đàm…

14-Dương khởi thạch: Tên goi khác: Bạch thạch, Ngũ tinh kim..Tên khoa học: Asbestos tremolite. Tremolit. Loại đá thiên nhiên thường nhập từ phương Bắc. Thuốc có vị mặn, tính ấm.Tác dụng chủ trị chứng mệnh môn hỏa suy mà hàn khí đình trệ, lưng gối tê nhức, liệt dương, lảnh cảm…

15-Cà Dái dê: Tên gọi khác: Cà tím. Tên khoa học: Solanum melongena Cà dái dê không chỉ món ăn còn là vị thuốc, tác dụng chữa mát gan, lợi mật, nhuận tràng… ăn rất tốt cho người nội nhiệt, khô đắng miệng, táo bón, tiểu gắt, mỡ máu cao…

16-Dương xuân sa. Tên gọi khác: Xuân sa, Sa nhân, Mé tré bà. Tên khoa học: Amomum villosum Lour. Thuộc họ Gừng Zingiberaceae. Cây mọc hoang ở rừng núi nơi ẩm thấp nhiều tỉnh. Hái quả làm thuốc có tác dụng chủ trị bụng đầy nôn mửa, viêm ruột ỉa chảy, lỵ, động thai...

17-Dương đào. Tên gọi khác: Khế, Khế ta, Khế chua, Ngũ lãng tử…Tên khoa học: Averrhoa carambola L. Khế là cây đa dụng vừa làm cảnh làm rau làm thuốc. Quả trị ho khan, chứng miệng khô khát viêm họng... Rễ, thân trị phong thấp…Hoa trị ho trừ sốt rét… Lá trị lở ngứa dị ứng, và do sơn ăn rất hiệu quả.

18-Dương mai. Tên gọi khác: Dâu rượu, Dâu tiên, Dương thị tử… Tên khoa học: Myrica rubra Sieb. Et  Zucc. Cây mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc. Quả chin dùng làm thuốc có vị chua ngọt, tính ấm, không độc.Tác dụng chủ trị chứng ho đàm, bụng đầy nôn ọe…

19-Dê sùa tùa(H mông).Tên gọi khác: Kinh giới rừng…Tên khoa học: Elsholtzia blanda(Benth). Cây lá làm thuốc chủ trị chứng cảm sốt, ho, tiểu bút gắt, tiểu ra máu, uống trong và xông ngoài.

20-Day tiết dê: Tên gọi khác: Cây tiết dê lông, Hồng đằng lông, Dây mối tròn. Tên khoa học: Cissampelos pareira L. Mọc nhiều nơi. Lá làm thuốc chữa trị nóng sốt, đi tiểu buốt gắt, nóng ruột, sôi bụng, táo bón, kiết lỵ, chữa rắn cắn… người dân hái lá vò lấy nước cốt làm sương sâm ăn cho mát.

21-Dương xỉ thường: Tên gọi khác: Cây răng dê. Tên khoa học: Cyclosorus parasiticus (L.). Cây có nhiều lá chét xếp xít nhau trông như hàm răng của con dê. Dân gian dùng lá tươi giã đắp chữa sưng bầm, cầm máu, mau lành vết thương…

22-Cây Sừng dê: Tên gọi khác: Cây sừng bò. Tên khoa học: Strophantus divaricatus (Lour) Hook. et Arn, Họ Trúc đào Apocynaceae. Cây có Hai quả đại dính vào nhau ở gốc, nhọn đầu như sừng con dê. Hạt chứa glucozit: Divaricozit, Sinozit, D-Strophantin có tác dụng trợ tim rõ rệt, dùng trong cấp cứu. Cây có độc không kinh nghiện không dùng.

23-Dương đề thái: Tên gọi khác, Ngưu thiệt thái, Dương đề, Thủy hoàng cần…Tên khoa học: Rumex japonicus meisn. Cây có vị đắng, tính hàn, không độc. chủ trị chứng đầu phong gầu trắng da, dùng nó giã nát rồi cho một ít nước mật dê mà bôi rất hay.

24-Dương đề thảo: Tên gọi khác: Cây rau má lá rau muống, Hồng bối diệp… Tên khoa học: Emilia sonchifolia DC. Cây mọc hoang ở nhiều nơi. Cây có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thủy… chữa lị tiêu chảy, đại tiện ra máu, viêm họng, viêm tai, mụn nhọt... 

25-Dương trịch nhục: Tên gọi khác: Ngọc chi, Dương bất thực thảo, Đỗ quyên…Tên khoahọc:  Rhododendron sinense Sweet. Cây nhỏ có hoa đẹp mọc nhiều ở vùng núi cao. Phần dùng làm thuốc Rễ vị cay, tính ấm, rất độc.Tác dụng chữa viêm khớp phong thấp, sang thương, sốt rét, ho viêm khí quản. Có thai cấm dùng.

26- Dương san hô. Tên gọi khác: Hồng tước san hô, Thuốc dấu…Tên khoa học Euphorbia tithymaloides L. Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Cây được trồng nhiều nơi ở nước ta dùng làm thuốc và làm cảnh. Cây có vị chua, chát, tính hàn, có độc, nhân dân.hay dùng lá giã đắp ngoài chữa đứt tay, chân, chảy máu, mụn nhọt lở ngứa, mụn cóc, bò cạp và rết cắn.

2-Tây Dương sâm: Tên gọi khác: Sâm hoa kỳ. Tên khoa học: Panax quinquefolium L. Loại sâm quý cây có nguồn gốc ở châu Mỹ, di thực vào ta, và nhiều nước. Chủ trị chứng phế thận âm hư, khí hư, tân dịch hao tổn, ho lâu ngày,  miệng khô rất hiệu nghiệm.

  Người viết Lương Y Minh Phúc

Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP