TRANG CHỦ » CHÂM CỨU-BẤM HUYỆT » 2_BỆNH TIM MẠCH_HUYẾT ÁP
Chữa Chóng mặt Bằng Điểm Huyệt

MỘT SỐ ĐIỂM HUYỆT CƠ BẢN CHỮA  CHÓNG MẶT

Chóng mặt là chứng bệnh thường gặp nhất là người cao tuổi, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý sức khỏe người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây chóng mặt (CM). Theo y học hiện đại  phần nhiều là do vữa xơ động mạch, thoái hoá đốt sống cổ… Theo y học cổ truyền CM thuộc phạm vi  chứng huyễn vựng, “huyễn” là hoa mắt, “vựng” là chao đảo. Hải Thượng lãn Ông cho rằng huyễn vựng “… xét chỉ bởi hỏa, vì âm huyết hậu thiên  hư yếu thì hoả động lên, chân thuỷ tiên thiên hư yếu thì hoả bốc lên, bệnh nhẹ thì bổ huyết thêm vị mát, bệnh nặng thì bổ thuỷ thêm vị liễm giáng  hỏa…”. Đan Khê tâm pháp  có viết “ không có đờm thì không thành huyễn”. Do vậy phòng trị chứng CM chủ yếu dưỡng  âm huyết giáng hỏa, trừ đàm thấp, thông kinh lac, tăng cường máu nuôi dưỡng lên não. Sau đây xin được giới thiệu một số huyệt cơ bản phòng trị chứng CM.

   (1) Tam âm giao; vị trí ở lồi cao mắt cá trong đo lên 3 thốn, sát bờ sau xương chày. Huyệt hội ba kinh âm, Tác dụng bổ âm, dưỡng  huyết, kiện tỳ thận  trừ thấp…

   (2) Túc tam lý; vị trí  dưới đầu gối 3 thốn, mép ngoài cẳng chân. Tác dụng, kiện tỳ, dưỡng huyết, thông  kinh  lạc…

   (3) Phong trì; phía sau tai  chổ hỏm chân tóc. Du huyệt của  thiếu dương đởm. Tác dụng thanh can hỏa, đau đầu, CM  …

   (4) An đường; vị trí trung điểm đầu trong cung lông mày. Tác dụng định thần trí, thanh nhiệt, đau đầu, CM,

   (5) Thần đình; Vị trí từ mũi thẳng lên trán, quá chân mí tóc 0,5 thốn.  Huyệt hội của đốc mạch. Tác dụng trị đau đầu CM…

   (6) Bách hội; vị trí ở  đĩnh đầu, hội huyệt các kinh dương, tác dụng trị đau đầu CM, thăng dương..

   (7) Hợp cốc;  vị trí trung điểm xương bàn tay ngón hai, là du huyệt của thủ dương minh đại tràng,  huyệt chính điều trị  bệnh tật vùng đầu.  Ngoài huyệt cơ bản trên cần gia giảm  một số huyệt theo từng thể chứng cho phù hợp.

-Thể Can  hoả vượng:  Thường CM, đầu cảm nóng, mặt mắt hồng, hay tức giận, miệng đắng khát nước, lưỡi đỏ, mạch huyền, gia huyệt tác dụng liễm giáng hoả như: Thái dương, Thái xung…

- Thể khí huyết hư: thường CM khi ngồi xuống đứng dậy, nằm nghỉ thấy đỡ,  ăn ngủ kém, mệt mỏi, sắt mặt không tươi mạch tế nhược, gia huyệt tác dụng bổ khí  huyết như: Quan nguyên, Khí hải..

- Thể thận tinh bất túc:  Thường CM, ù tai, kém trí nhớ, lưng gối  yếu mi, mạch trầm tế, gia huyệt tc dụng bổ thận như: Thận du, Dũng tuyền,  Quan nguyên…

-Thể đàm thầp ứ trệ:  Thường mập, bụng lớn,  chân tay nhức mỏi, mạch hoạt gia huyệt tác dụng kiện tỳ trừ thấp như:  Túc tam lý, Trung quản, Nội đình…. Ngoài ra CM  khi đi tầu xe gia huyệt  tác dụng định tâm cầm nôn như: Nội quan. Thiên đột…  Khi vận cổ CM tăng, có thoái hoá đốt sống cổ  gia  huyệt tác dụng, thư cơ, thông kinh lạc như:  Phong phủ, Thiên trụ… Để tăng thêm tác dụng thăng dương khí, hóa thấp,  những người mập trệ, vốn sợ lạnh,  nên cứu ấm huyệt Túc tam lý, Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Dũng tuyền, Bách hội…

   Tóm lại mọi nguyên nhân dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng lên não, đều có thể gây nên CM, nên đi khám trị nguyên nhân, nên kết hợp  châm cứu,  hoặc tự day ấn, massge một số huyệt cơ bản  trên ngày một đến hai lần, rất đơn giãn có hiệu quả cao. 

Đã đăng Báo SK&ĐS Số 496

WWW.Dongyminhphuc.com

                  

Các Bài Viết Khác
LƯƠNG Y MINH PHÚC
BẢN ĐỒ PHÒNG KHÁM
Phóng To Bản Đồ
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Đọc Sách Online
Tác giả: Lương Y Minh Phúc
Nhà xuất bản Y Học 2013
Số trang: 600 trang
Giá bán: 300.000 đ
Có bán tại hiệu sách hoặc điện thoại số 0903051388 gửi sách tận nơi.
GIỜ LÀM VIỆC
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ
Chiều: Từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
Chiều Thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ.
Liên hệ: 0938895850
Vui lòng để lại tin nhắn khi máy bận.
THỐNG KÊ TRUY CẬP